Chủ tịch Thượng viện và Hạ viện Anh đã quyết định cho dừng ngay lập tức tài khoản TikTok của Quốc hội nước này vì nguy cơ rò rỉ dữ liệu.

ung dung tiktok kiem duyet image

Ngày 3/8, Sky News đưa tin rằng vào tuần trước, một nhóm Nghị sĩ Anh đã gửi thư chung đến người đứng đầu Thượng viện và Hạ viện, cho hay nhiều báo cáo chỉ ra vấn đề dữ liệu của TikTok thường xuyên được gửi về Trung Quốc, vậy mà Quốc hội Anh lại mở tài khoản TikTok khiến họ thấy sốc và thất vọng, đồng thời thúc giục cần hủy tài khoản trên nền tảng xã hội này.

Chủ tịch Thượng viện Lord McFall và Chủ tịch Hạ viện Lindsay Hoyle của Anh phản hồi rằng tài khoản TikTok của Quốc hội Anh vốn có mục đích thu hút những người trẻ thờ ơ trên các nền tảng xã hội khác hiện có, tuy nhiên thừa nhận rằng họ không đã tham khảo ý kiến ​​khi cho khởi động chương trình thử nghiệm, vì vậy sau khi tham khảo ý kiến ​​của các bên, quyết định ngay lập tức cho ngừng hoạt động trên TikTok.

Quốc hội Anh đã đóng tài khoản TikTok

Quốc hội Anh gần đây đã mở một tài khoản trên TikTok, là phiên bản quốc tế của mạng xã hội video ngắn Trung Quốc Douyin. Vì lý do này, một nhóm nghị sĩ cấp cao của Đảng Bảo thủ lo lắng thông tin sẽ được truyền tới Trung Quốc và yêu cầu Quốc hội thu hồi tài khoản.

Ngày 29/7, phiên bản châu Âu của trang Politico (Mỹ) đưa tin, một bức thư chung đã được gửi vào ngày 27/7 đến người đứng đầu của Thượng viện và Hạ viện Anh, bởi một nhóm nghị sĩ Quốc hội Anh (gồm những người vào tháng Ba năm ngoái bị nhà cầm quyền Trung Quốc trừng phạt trả đũa), đã yêu cầu Quốc hội thu hồi tài khoản TikTok. Họ bao gồm Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Tom Tugendhat, cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ Iain Duncan Smith, phó chủ tịch Nusrat Ghani của “Ủy ban năm 1922” thuộc Ủy ban nghị sĩ bình thường đảng Bảo thủ, Nghị sĩ Tim Loughton, nữ tước và nghị sĩ Thượng viện Baroness Kennedy, và huân tước David Alton.

Những người này coi việc nhà cầm quyền Trung Quốc có thể tiếp cận dữ liệu cá nhân của thế hệ trẻ Anh là mối quan tâm lớn.

Gần đây, TikTok đã bị phanh phui cho phép nhân viên [công ty mẹ] từ Trung Quốc thu thập dữ liệu người dùng của Mỹ.

Những nghị sĩ ký thư chung đã chỉ trích động thái mở tài khoản trên TikTok của Quốc hội Anh khiến họ “ngạc nhiên và thất vọng”, đồng thời chỉ ra rằng theo Luật Tình báo Quốc gia của nhà cầm quyền Trung Quốc được thông qua vào năm 2017 thì các công ty bắt buộc phải cung cấp thông tin khi Chính phủ yêu cầu. Từ năm 2021, giới lập pháp Anh đã chất vấn trước Quốc hội về độ tin cậy vấn đề dữ liệu người dùng nền tảng TikTok sẽ không được chia sẻ với Douyin của Trung Quốc.

“Khả năng Chính phủ của Tập Cận Bình có thể đọc dữ liệu cá nhân trên điện thoại di động của con cái chúng ta là nguyên nhân gây lo ngại”, bức thư chung thúc giục Quốc hội Anh hủy tài khoản liên quan “trước khi có thể đảm bảo đáng tin cậy và chưa có dữ liệu nào được truyền tới Trung Quốc”.

Quốc hội Anh đã đăng một tweet vào ngày 27/7, thông báo về việc mở một tài khoản Quốc hội Anh trên TikTok. Tweet có nội dung “Chúng tôi đang trực tuyến trên TikTok”, qua đó kêu gọi mọi người theo dõi “thông tin từ Tháp Elizabeth”. Tháp Elizabeth là chỉ Quốc hội Anh.

Họp nội bộ TikTok cho thấy vấn đề không an toàn dữ liệu người dùng

Những nguồn tin từ truyền thông Mỹ cho hay, trong nhiều năm qua TikTok đã không ngừng phản đối cáo buộc quan ngại về quyền riêng tư dữ liệu, họ cam kết thông tin mà họ thu thập về người dùng Mỹ được lưu trữ ở Mỹ chứ không ở Trung Quốc – nơi đặt công ty mẹ của nền tảng video.

Nhưng một nguồn tin vào ngày 17/6 chỉ ra, theo âm thanh bị rò rỉ từ hơn 80 cuộc họp nội bộ của TikTok cho thấy, không ít lần nhân viên từ Trung Quốc truy cập dữ liệu một cách không công khai về người dùng TikTok ở Mỹ – hành vi khiến ông Trump khi là Tổng thống đã đe dọa cấm ứng dụng này ở Mỹ.

BuzzFeed News đã xem xét các đoạn ghi âm, trong đó có 14 phát biểu của 9 nhân viên TikTok cho thấy rằng từ ít nhất tháng 9/2021 đến tháng 1/2022, các kỹ sư ở Trung Quốc đã có thể truy cập vào dữ liệu của Mỹ.

Các đoạn ghi âm từ các cuộc họp nhóm của lãnh đạo công ty và của chuyên gia tư vấn, cho đến các bài thuyết trình toàn thể về chính sách (được chứng thực bằng ảnh chụp màn hình và các tài liệu khác), cung cấp nhiều bằng chứng chứng thực các báo cáo trước đây, cáo buộc việc nhân viên Trung Quốc truy cập dữ liệu người dùng Mỹ.

Vào năm 2019, Ủy ban Đầu tư Nước ngoài (CFIUS) của Mỹ bắt đầu điều tra các tác động an ninh quốc gia của việc TikTok thu thập dữ liệu người dùng Mỹ. Vào năm 2020, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã đe dọa sẽ cấm ứng dụng này vì lo ngại rằng Chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng công ty ByteDance để thu thập hồ sơ thông tin cá nhân của người dùng TikTok ở Mỹ. Tổng thống Trump đã viết trong lệnh hành pháp rằng “việc thu thập dữ liệu của TikTok có khả năng cung cấp cho Đảng Cộng sản Trung Quốc quyền truy cập vào thông tin cá nhân và riêng tư của người Mỹ”.