Hạ viện Quốc hội Anh sẽ bỏ phiếu về việc tuyên bố khu vực Tân Cương Trung Quốc đang tiến hành diệt chủng, hành động này có thể sẽ tiến thêm một bước khiến quan hệ Anh – Trung trở lên căng thẳng hơn.

p2895011a430293893 ss
Hạ viện Anh (Ảnh: UK Parliament /Catherine Bebbington /CC BY-NC-ND 2.0).

Theo The Guardian đưa tin hôm 14/4, người tổ chức hy vọng có ít nhất ⅔ nghị sĩ trong cuộc bỏ phiếu ủng hộ một kiến nghị liên đảng phái để tuyên bố về hành vi của Trung Quốc đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.

Sau khi Bắc Kinh chế tài 10 cá nhân và thực thể Anh để hồi đáp về việc Bộ Ngoại giao Anh thực thi chế tài đối với 4 quan chức Trung Quốc liên quan đến xây dựng trại giam giữ ở Tân Cương, quan hệ hai nước đã rơi xuống đáy.

Các bộ trưởng trong Chính phủ Anh rất có khả năng yêu cầu quyền bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu này, lý do là Chính phủ Anh cho rằng chỉ có tòa án quốc tế mới có quyền tuyên bố diệt chủng. Bộ Ngoại giao Anh còn ủng hộ Trung Quốc cho phép Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đến Tân Cương tiến hành điều tra một cách không hạn chế.

Bắc Kinh đã tiến hành trừng phạt đối với một số nghị sĩ chỉ trích hồ sơ nhân quyền Trung Quốc, bao gồm ông Tom Tugendhat – Chủ tịch Ủy ban đặc biệt về Vấn đề ngoại giao, và ông Neil O’Brien – Chủ tịch Ủy ban Chính sách Đảng Bảo thủ.

Việc Hạ viện Anh sẽ ra quyết định tập thể về vấn đề diệt chủng là một điều vô cùng hiếm gặp, nhưng các nghị sĩ xác thực đã bỏ phiếu với kết quả 287 – 0 vào tháng 4/2016 để biểu thị người Yazidis tại Iraq đang bị diệt chủng. Kiến nghị mới này không phải là tuyên bố một tổ chức đang tiến hành diệt chủng, mà là tuyên bố rằng một quốc gia thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đang phạm tội diệt chủng.

Cựu Ngoại trưởng Anh Tobias Ellwood nói rằng cá nhân ông cho rằng [Trung Quốc] đang tiến hành diệt chủng, nhưng đây không phải là ý kiến của Chính phủ Anh.

Mặc dù cuộc bỏ phiếu mới sẽ được coi là không có lực ràng buộc chính phủ, nhưng với việc lượng lớn các nghị sĩ Anh lên án Bắc Kinh phạm tội diệt chủng có thể sẽ tạo ra ảnh hưởng ngoại giao và đạo đức to lớn.

Nội dung kiến nghị được đưa vào thủ tục tài liệu ngày 15/4 như sau: “Nghị viện cho rằng người Duy Ngô Nhĩ khu vực Tân Cương và và các dân tộc thiểu số khác cùng các nhóm tôn giáo đang đối mặt với tội ác phản nhân loại và tội ác diệt chủng”. Đồng thời còn kêu gọi chính phủ thực nghĩa vụ của Công ước diệt chủng và các quy định khác trong luật quốc tế để chấm dứt diệt chủng.

Kiến nghị chỉ ra, hai bạn bè thân mật nhất của Anh là Mỹ và Canada đã tuyên bố đây là cuộc diệt chủng.

Người tổ chức của kiến nghị này hy vọng các cựu thành viên đảng đối lập thực hiện lệnh khẩn cấp (lãnh đạo của chính đảng yêu cầu các nghị sĩ của đảng này bỏ phiếu theo yêu cầu của đảng), để đảm bảo sáng ngày 22/4 sẽ có tỷ lệ bỏ phiếu lớn, có tới 400 nghị sĩ quốc hội sẽ đi qua đoàn vận động hành lang các khu vực bầu cử của mình.

Năm 2016, cuộc bỏ phiếu Yazidis diễn ra vào thứ Tư, khi đó các nghị sĩ không có quá nhiều khả năng đã trở về khu vực bầu cử của mình. Thông thường, các Hạ nghị sĩ Anh sẽ hội kiến cử tri ở khu vực bầu cử của mình vào thứ Bảy, do đó rất nhiều các nghị sĩ ở nơi khác sẽ rời London vào thứ Năm hoặc thứ Sáu.

Ủy ban đặc biệt về Vấn đề ngoại giao tiến hành điều tra đối với trại giam giữ Tân Cương, họ đang nghiên cứu xem liệu có nên làm theo Mỹ hay không, đó là cấm toàn diện việc nhập khẩu bông của binh đoàn sản xuất Tân Cương. Ủy ban này còn có thể kiến nghị cập nhật “Luật Nô lệ hiện đại”, tăng thêm trách nhiệm của doanh nghiệp để ngăn chặn sự tổn hại trong trong chuỗi cung ứng thương mại, do đó cưỡng chế doanh nghiệp tiến hành điều tra kỹ nếu không sẽ đối mặt với trừng phạt. “Luật Nô lệ hiện đại” chỉ là yêu cầu công ty công bố báo cáo điều tra của họ.

Ủy ban này còn có được chứng cứ liên quan đến “Tổ chức lao động quốc tế Liên Hiệp Quốc giữ im lặng một cách rõ rệt đối với mức độ cưỡng bức lao động Tân Cương”. 

Sau khi thông tin bỏ biết được truyền ra ngoài, những nghị viên đứng đầu như Huân tước Chris Patten (Thống đốc cuối cùng của Hồng Kông thuộc Anh) và bà Lisa Nandy (người đứng đầu về ngoại giao của Công đảng Anh), đã kêu gọi Thủ tướng Boris Johnson tiến hành chế tài có hạn chế đối với quan chức Hồng Kông.

Trong một thư chung gửi ông Boris Johnson, hơn 100 nghị sĩ viết rằng: “Đây là sự tấn công chưa có tiền lệ đối với đại diện dân chủ của thế giới phương Tây, cần phải có sự phối hợp hồi đáp một cách mạnh mẽ.”

“Hiện giờ là lúc để mở rộng danh sách quan chức Trung Quốc bị chế tài do có hành vi xâm phạm nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ nghiêm trọng, bao gồm ông Trần Toàn Quốc – người phụ trách xây dựng trại giam giữ, và thực thi chế tài theo Đạo luật Magnitsky đối với các quan chức và thực thể phụ trách đàn áp phong trào dân chủ Hồng Kông.” Ông Trần Toàn Quốc là Bí thư Tân Cương, Chính ủy thứ nhất của Binh đoàn sản xuất Tân Cương.

Thành Dung, Vision Times

Xem thêm: