Chiều ngày 14/12, Quốc hội Canada đã nhất trí thông qua Đạo luật S-223 về Chống Mổ cướp và Buôn bán Nội tạng Người Bất hợp pháp. Các nhà lập pháp và chuyên gia cho rằng điều quan trọng là đảm bảo việc thực thi hiệu quả.

id13885057 9G9A9956 600x400 1
Ngày 14/12/2022, học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng đã tập trung trước Đồi Capitol để phản đối tội ác thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ. (Ảnh: Nhậm Kiều Sinh / Epoch Times)

Dự luật S-223 ban đầu được Thượng nghị sĩ Salma Ataullahjan đề xuất. Dự luật này kiến nghị tăng cường quy định của Canada về buôn bán nội tạng người, bằng cách sửa đổi “Bộ luật Hình sự” để tạo ra một tội danh mới chống buôn bán nội tạng người, và mở rộng quyền tài phán ngoài lãnh thổ đối với tội danh mới này.

Dự luật cũng tìm cách sửa đổi “Đạo luật Bảo vệ Người nhập cư và Tị nạn”, cấm thường trú nhân hoặc công dân nước ngoài vào Canada, nếu họ tham gia mổ cướp và buôn bán nội tạng mà không được cấp phép.

id13886362 Salma Ataullahjan scaled
Dự luật S-223 ban đầu được Thượng nghị sĩ Salma Ataullahjan đề xuất. (Ảnh: Lương Diệu / Epoch Times)

Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Epoch Times ngày 14/12, ông Garnett Genius, Phó chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Canada, cho biết: “Hiện chúng tôi cần tiếp tục làm việc, nhằm đảm bảo việc thực thi pháp luật hiệu quả, và hợp tác với các tỉnh để họ tiết lộ và báo cáo (về người Canada thực hiện cấy ghép nội tạng ở nước ngoài), từ đó chúng tôi có thể phát hiện ra các trường hợp thu hoạch và buôn bán nội tạng.”

Ông cho rằng bước tiếp theo là xem xét cách người Canada báo cáo các trường hợp cấy ghép nội tạng ở nước ngoài cho chính phủ. “Có thể cần một số cuộc đối thoại giữa chính quyền liên bang và tỉnh về vấn đề này. Nhưng hiện giờ dự luật đã được thông qua. Với quy định hiện tại của luật, đây là cơ hội để chính phủ xem xét cách họ có thể đảm bảo việc thi hành luật.”

id13885058 Garnett scaled
Sau khi dự luật được thông qua, Dân biểu Garnett Genius đã phát biểu trong bữa tiệc tối ngày 14/12. (Ảnh: Lương Diệu / Epoch Times)

Luật sư nhân quyền quốc tế David Matas là một trong những điều tra viên đầu tiên liên quan đến nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ từ các học viên Pháp Luân Công.

Trong quá trình điều tra, ông đã hợp tác với ông David Kilgour – cố cựu quốc vụ khanh Canada phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và cuối cùng viết nên báo cáo và cuốn sách “Thu hoạch Đẫm máu” (Bloody Harvest). Họ kết luận rằng những cáo buộc về mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc là chính xác.

“Để luật (S-223) có hiệu lực, các tỉnh cần yêu cầu các bác sĩ báo cáo với cơ quan quản lý du lịch ghép tạng,” ông Matas nói với Epoch Times.

Ông giải thích rằng những khách du lịch ghép tạng trở về cần thuốc chống đào thải, nên họ sẽ bị các bác sĩ phát hiện. Nói chung, các quy tắc bảo mật dành cho người hành nghề y đã ngăn cản họ tiết lộ thông tin của bệnh nhân, ngoại trừ yêu cầu báo cáo rằng bệnh nhân đã mua nội tạng ở nước ngoài.

Ông Matas cho biết một trong những lý do khiến dự luật bị trì hoãn là do vấn đề này. Thượng viện đã đưa báo cáo bắt buộc vào phiên bản trước của dự luật vào năm đó. Hạ viện đã loại bỏ điều khoản này khỏi dự luật của Thượng viện, với lý do yêu cầu báo cáo thuộc thẩm quyền cấp tỉnh.

“Vì sự tách biệt này, các dự luật của Hạ viện và Thượng viện sẽ khác nhau. Vì vậy Thượng viện phải soạn thảo lại dự luật này, loại bỏ điều khoản ‘báo cáo bắt buộc’. Sau khi cuộc bầu cử diễn ra, quy trình (lập pháp) này đã chấm dứt. Mọi thứ phải bắt đầu lại từ đầu, bắt đầu thực hiện lại bản cập nhật và kết quả là đạo luật này (S-223).”

Ông Genius tin rằng ngay cả khi không có “báo cáo bắt buộc”, luật S-223 cũng là một bước quan trọng và tích cực. “Người vi phạm vẫn có thể bị truy tố vì điều này.”

Ông Arnold Viersen, thành viên của Đảng Bảo thủ, kiêm Phó chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền Quốc tế thuộc Ủy ban Đối ngoại Nghị viện, nói với Epoch Times rằng bước tiếp theo của dự luật là xin được sự đồng ý của Hoàng gia và trở thành luật. “Điều đó rất có thể sẽ xảy ra vào đầu tháng Hai.”

id13886361 Arnold Viersen scaled
Ông Arnold Viersen, thành viên của Đảng Bảo thủ, kiêm Phó chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền Quốc tế của Ủy ban Đối ngoại Nghị viện. (Ảnh: Lương Diệu / Epoch Times)

Ông nói: “Khi S-223 được tuyên bố là luật, cảnh sát sẽ có thể điều tra những người liên quan đến thu hoạch nội tạng sống. Điều này cũng khiến ĐCSTQ phải lưu ý rằng ‘Chúng tôi đã biết chuyện gì xảy ra, và chúng tôi đang thông qua luật ở Canada để xác nhận điều này. ‘”

Nghị sĩ Genius nhấn mạnh rằng dự luật này có khả năng đảo ngược tình trạng mổ cướp nội tạng sống một cách mạnh mẽ. Bởi vì, S-223 là một bộ luật quan trọng nhằm “cắt đứt nhu cầu thu hoạch nội tạng sống. Nếu có ít người ở nước ngoài bị thu hoạch nội tạng sống hơn, thì số lượng nạn nhân sẽ giảm đi. Vì vậy, tôi hy vọng rằng S-223 sẽ làm giảm nhu cầu về nội tạng, để có thể cứu sống sinh mệnh, và chúng ta sẽ thấy các quốc gia khác sẽ thông qua luật tương tự để giảm nhu cầu (về tạng).”

Ông gọi S-223 là “một bước tiến thú vị”. “Tôi hy vọng mọi quốc gia trên thế giới sẽ thông qua kiểu luật này, để cuối cùng chúng ta có thể chấm dứt hoạt động (thu hoạch tạng) này.”

Tối ngày 14/12, ông Lý Tấn, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Canada, đã trích dẫn lời của Luật sư Matas tại tiệc chiêu đãi. Ông nói rằng nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ là “sự tà ác chưa từng thấy trên hành tinh này”.

Ông nói: “Sau 15 năm nỗ lực, việc thông qua dự luật này đã thức tỉnh người dân Canada về bản chất tà ác của chính quyền ĐCSTQ.”

“Hy vọng rằng Canada có thể xử phạt những thủ phạm bạo lực chống lại Pháp Luân Công cũng như bất kỳ tù nhân lương tâm nào, và ngăn cản họ vào Canada.”

Ngày 24/10 trước Hạ viện Quốc hội ở Tokyo, ông David Matas đã có bài phát biểu về thực trạng mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc.

Bài phát biểu của ông Matas có tiêu đề “Diệt chủng quần thể và thu hoạch nội tạng sống ở Trung Quốc”. Trong bài phát biểu của mình, ông chỉ ra rằng học viên Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương là nạn nhân chính bị ĐCSTQ mổ cướp nội tạng.

Ông Inagaki Kentaro, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Nhật Bản, nói rằng các học viên Pháp Luân Công tu luyện Chân – Thiện – Nhẫn theo yêu cầu của người sáng lập – ông Lý Hồng Chí. Tuy nhiên vào năm 1999, ĐCSTQ đã bắt đầu một cuộc đàn áp tàn bạo đối với 100 triệu học viên Pháp Luân Công, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.

Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.

Đối với những học viên Pháp Luân Công không từ bỏ tu luyện, ĐCSTQ không chỉ bức hại bản thân họ, mà còn bức hại cả thân nhân của họ. Hiện tại, học viên Pháp Luân Công đã trở thành nạn nhân chính bị thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ.

Bình Minh (t/h)