Hôm Chủ nhật (3/1), Hạ viện và Thượng viện Mỹ đã thông qua nghị quyết hướng dẫn những quy tắc và thủ tục về cách kiểm phiếu đại cử tri trong phiên họp chung của Quốc hội Mỹ vào ngày 6/1. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết, sẽ không biến cuộc họp này thành như một diễn đàn để bảo vệ Tổng thống Trump.

1024px Capitol Hill Building
(Ảnh: Lars Di Scenza/ Wikimedia)

Nghị quyết về các quy tắc và thủ tục của cuộc họp ngày 6/1 đã được lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Thượng viện là ông Mitch McConnell đề xuất. Nghị quyết đã được các thành viên của Thượng viện và Hạ viện biểu quyết thông qua.

Theo quy trình, cuộc họp chung của hai viện sẽ được tổ chức vào lúc 1:00 giờ chiều (theo giờ miền Đông nước Mỹ) ngày 6/1. Cuộc họp sẽ do Chủ tịch Thượng viện, tức Phó Tổng thống Mike Pence chủ trì.

Chủ tịch Thượng viện cần bổ nhiệm trước hai người đọc phiếu từ trong số Thượng nghị sĩ, tương tự Chủ tịch Hạ viện Pelosi cũng bổ nhiệm trước hai người đọc phiếu từ trong số Hạ nghị sĩ.

Chủ tịch Thượng viện Pence sẽ bắt đầu bằng chữ “A” theo thứ tự bảng chữ cái, tức là bắt đầu từ bang Alabama, mở hồ sơ phiếu đại cử tri của mỗi bang cho các thành viên của cả hai viện xem, sau đó những người đọc phiếu sẽ đọc phiếu bầu, kiểm phiếu và xác định kết quả cuối cùng theo phương thức được luật quy định.

Kết quả kiểm phiếu cuối cùng được trao cho Chủ tịch Thượng viện Pence, người sẽ đọc kết quả bỏ phiếu và công bố tổng thống đắc cử và phó tổng thống đắc cử tiếp theo của nước Mỹ.

Trong chương trình cuộc họp ngày 6/1 không có bước thách thức phiếu đại cử tri, dù hiện đã có hơn 10 Thượng nghị sĩ và hơn 100 Hạ nghị sĩ cho biết sẽ phản đối kết quả cho ứng viên Tổng thống Biden của đảng Dân chủ tại một số bang gây tranh cãi. Có 11 Thượng nghị sĩ bao gồm Thượng nghị sĩ Ted Cruz của Texas cũng yêu cầu Quốc hội chỉ định một ủy ban bầu cử để kiểm tra các lá phiếu ở các bang tranh chấp với cáo buộc gian lận bầu cử.

Tuy nhiên, theo thủ tục dân chủ, các thách thức vẫn có thể được tiến hành, điều này sẽ khiến cuộc họp chung bị tạm dừng trong hai giờ tranh luận. Sau cuộc tranh luận, Thượng viện và Hạ viện sẽ bỏ phiếu riêng để quyết định có chấp nhận thách thức hay không.

Tuy nhiên, vì Hạ viện có đa số đảng viên Dân chủ, và nhiều đảng viên Cộng hòa tại Thượng viện cũng đã bày tỏ phản đối thách thức, nên có khả năng kết quả bỏ phiếu sẽ bác bỏ thách thức.

Bà Pelosi cho biết trong một bức thư gửi các thành viên đảng Dân chủ vào Chủ nhật (3/1) rằng có thể xảy ra phản đối, nhưng cuối cùng vẫn sẽ công bố ông Biden là tổng thống tiếp theo.

Bà Pelosi cũng cho biết trong bức thư: “Vào thứ Hai (chỉ ngày 4/1), chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về số phiếu ở bang phản đối. Lựa chọn của chúng tôi là không sử dụng diễn đàn này để tranh luận cho nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump”.

Vào ngày Chủ nhật (3/1), có nhiều nghị sĩ Quốc hội đã đứng lên và bày tỏ quan điểm phản đối về việc chứng nhận ông Biden. Trong một tuyên bố, ba dân biểu Hạ viện liên bang của bang Kansas là Ron Estes, Tracey Mann và Jacob LaTurner cho biết rằng những bang đó đang phải đối mặt với những cáo buộc nghiêm trọng về gian lận bầu cử vì đã vi phạm luật của bang mình.

Họ cũng cho biết: “Không được phép xem nhẹ hành động đó (của họ), phải được nghiên cứu và xác minh rộng rãi. Người dân Kansas nên biết liệu tất cả các phiếu bầu hợp pháp — chỉ hợp pháp — có được tính hay không. Chúng tôi hy vọng rằng hành động của chúng tôi sẽ bắt đầu khôi phục lại niềm tin của hàng chục triệu cử tri Mỹ, những người cho rằng quyền bầu cử thiêng liêng của họ đã bị tấn công”.

Trong một diễn biến liên quan, hôm Chủ nhật, Hạ nghị sĩ liên bang Jim Jordan thuộc Ohio và Hạ nghị sĩ liên bang Richard Hudson thuộc North Carolina cũng tuyên bố phản đối chứng nhận ông Biden đắc cử. Cùng ngày, Thượng nghị sĩ David Perdue cũng tuyên bố rằng ông sẽ tham gia vào thách thức và phản đối việc xác nhận ứng viên Biden.

Trình Văn, Vision Times tiếng Trung 

Xem thêm: