Hôm thứ Hai (ngày 3/8), Quốc hội Mỹ yêu cầu 6 đại học nổi tiếng ở Mỹ như Đại học Harvard, Đại học Yale, v.v. phải trình hồ sơ nhận quyên góp hơn 100 triệu USD từ nước ngoài trong 5 năm qua.

dai hoc harvard shutterstock 2519352
Đại học Harvard (Ảnh: Zhong Chen / Shutterstock)

Nghị sĩ Quốc hội Mỹ yêu cầu 6 đại học phải trình hồ sơ nhận quyên góp

Hôm 3/8, các thành viên Đảng Cộng hòa của Ủy ban Cải cách và Giám sát của Hạ viện Mỹ Jim Jordan, Virginia Foxx và James Comer đã viết thư cho hiệu trưởng các trường đại học như Đại học Chicago, Đại học Delwar, Đại học Harvard, Đại học New York, Đại học Pennsylvania, Đại học Yale, yêu cầu họ muộn nhất vào ngày 10/8 phải trình hồ sơ liên quan đến nhận quà tặng từ nước ngoài hoặc hợp đồng hoặc thỏa thuận đã ký với với nước ngoài kể từ năm 2015 đến nay.

Cách làm của các nghị sĩ là căn cứ vào điều 117 trong Luật Giáo dục bậc cao (Higher Education Act) năm 1965 của Mỹ, yêu cầu “các học viện và đại học phải giải trình với Bộ Giáo dục bất cứ hợp đồng hoặc quà tặng nào từ nước ngoài có trị giá hơn 250.000 USD.”

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, tháng 5 năm nay, Bộ Giáo dục Mỹ đã có báo cáo ngắn với Ủy ban Giám sát và Cải cách Hạ viện, nói rằng các đại học thiếu minh bạch trong việc tiếp nhận các khoản quyên góp, “lo lắng về các đại học dựa vào nguồn tiền từ các nước đối thủ, cho đến những rủi ro an ninh quốc gia vốn có”. 

Theo hồ sơ của Bộ Giáo dục Mỹ, những đại học này đã nhận quà tặng hoặc hợp đồng hàng chục triệu đến hàng trăm triệu USD từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Saudi Arabia, Iran và Nga. Ví dụ, từ năm 2015 đến nay, Đại học Harvard tuyên bố nhận 31 quà tặng hoặc hợp động từ 5 quốc gia, tổng cộng số tiền là 100,1 triệu USD; trong cùng khoảng thời gian này, Đại học New York đã nhận quyên tặng 40 triệu USD từ 5 quốc gia; Đại học Chicago, Đại học Delwar Đại học Delwar, Đại học Yale cũng nhận được các khoản tiền khác nhau lên đến 30 triệu USD.

Quan chức ĐCSTQ bí ẩn quyên góp cho Đại học Pennsylvania

Ngày 3/8, tờ Washington Free Beacon có bài viết với tiêu đề “Đại học Pennsylvania không cách nào giải thích về khoản quyên góp bí ẩn đến từ công ty Đảng Cộng sản”, đưa tin về khoản quyên góp 3 triệu USD mà Đại học Pennsylvania nhận được, trong khi người quyên góp này có mối quan hệ mật thiết đối với chính quyền ĐCSTQ.

Người đứng sau khoản tiền này là Từ Học Thanh (Xu Xueqing), thương nhân Thượng Hải có công ty đăng ký tại Hồng Kông, Từ là chủ doanh nghiệp và đồng thời cũng là hội trưởng một hiệp hội thương mại ở Thượng Hải, còn là Phó Chủ tịch của một hiệp hội chơi golf ở Thượng Hải, và thành viên của hiệp hội này lại bao gồm cả các quan chức cấp cao của ĐCSTQ.

Năm 2011, Từ Học Thanh từng dính líu đến vụ án tham nhũng hối lộ đồng hồ Cartier, nhưng sau đó không bị truy tố. Washington Free Beacon dẫn lời của chuyên gia về Trung Quốc Michael Sobolik thuộc Ủy ban Chính sách đối ngoại Mỹ rằng, Từ Học Thanh có thể may mắn “sống” trong phong trào chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình, điều này cho thấy đằng sau ông ta có thể có ĐCSTQ làm chỗ dựa.

Ông Ben Freeman, người phụ trách “Chương trình minh bạch ảnh hưởng nước ngoài” của Trung tâm Chính sách quốc tế Mỹ, nói rằng các khoản quyên góp của ĐCSTQ có hai mục đích: một là để có được sở hữu trí tuệ của các học giả Mỹ, và hai là tăng cường sức ảnh hưởng của Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Mỹ.

“Họ cố gắng giành được sức ảnh hưởng của mình trong các trường đại học Mỹ, tiếp xúc với các học giả hàng đầu, đồng thời giành lấy được quyền sở hữu trí tuệ”, ông Ben Freeman nói, “Điều phổ biến hơn là, rất nhiều đại học sau khi nhận được tiền, thì bắt đầu ca ngợi ĐCSTQ.”

Từ tháng 3/2017 đến cuối năm 2019, Đại học Pennsylvania đã nhận quà tặng và hợp đồng trị giá 61 triệu USD từ Trung Quốc; trong thời gian 4 năm trước đó, trường đại học này từng nhận được 19 triệu USD quyên góp từ Trung Quốc.

Đại học tại Mỹ nhận quyên góp của ĐCSTQ sau đó thay đổi quyết sách

Trong thư các nghị viên Mỹ gửi cho các trường đại học có nói, “Điều khiến người ta lo lắng nhất là có một số trường đại học nhận quyên góp và căn cứ vào khoản quyên góp để thay đổi quyết sách của mình”. Ví dụ, trong báo cáo ngắn của Bộ Giáo dục có nhắc đến, sau khi có báo cáo nói virus Trung Cộng (virus corona mới) có khả năng bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc, “hai trường đại học tại Mỹ liên kết với Đại học Cát Lâm” đã công khai “bảo vệ ĐCSTQ, nói rằng những thông tin này là giả”. 

Tháng 7 năm nay, Trung tâm Quản trị dân chủ và đổi mới Ash của Đại học Harvard (Harvard Ash Center for Democratic Governance and Innovation) công bố điều tra dân ý, kết quả cho thấy sự hài lòng đối với ĐCSTQ của người Trung Quốc lên đến hơn 90%.

Báo cáo này đã được Bộ Ngoại giao ĐCSTQ dùng để phản bác chính phủ Mỹ, trước đó các quan chức cấp cao trong chính phủ Mỹ như Ngoại trưởng Mike Pompeo vẫn luôn đối xử riêng biệt “Đảng Cộng sản Trung Quốc” và “người dân Trung Quốc”.

Lâm Nghiên / Epoch Times

Xem thêm: