Ngày 4/8, Reuters dẫn lời người tận mắt chứng kiến vụ việc nói rằng Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đi ra ngoài trước khi bắt đầu bữa tối của các ngoại trưởng ASEAN ở Phnom Penh, Campuchia, còn có người khác nhìn thấy sau đó ông đã lên xe và rời khỏi địa điểm.

Vương Nghị
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trả lời phỏng vấn tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. (Ảnh chụp màn hình CGTN)

Bộ trưởng Ngoại giao của nhiều nước đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55. Reuters đưa tin, đầu tiên ông Vương Nghị bước vào phòng họp của bữa tối, sau đó ông ra ngoài mà không nói rõ lý do. Hai nhân chứng làm việc tại địa điểm này nói với Reuters rằng có người nhìn thấy ông Vương Nghị lên một chiếc xe hơi và rời địa điểm ăn tối.

Hàng chục bộ trưởng ngoại giao đã tham dự bữa tối, bao gồm Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshinori Hayashi, Ủy viên Đối ngoại của Liên minh châu Âu Josep Borrell và các nhà ngoại giao cấp cao của ASEAN.

Trước đó, ông Vương Nghị đã đơn phương hủy các cuộc gặp song phương với Ngoại trưởng Mỹ Blinken và Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa. Điều này có thể liên quan đến tuyên bố chung của các ngoại trưởng G7 vào hôm thứ Tư (ngày 3/8).

Trung Quốc đã công bố các cuộc tập trận chung nhiều ngày xung quanh Đài Loan sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan. Tuyên bố chung của các ngoại trưởng G7 hôm thứ Tư cảnh báo rằng các hành động đe dọa do Trung Quốc tuyên bố, “đặc biệt là các cuộc tập trận bắn đạn thật và cưỡng bức kinh tế” có thể dẫn đến một sự leo thang không cần thiết, có khả năng làm gia tăng căng thẳng và gây bất ổn trong khu vực, đồng thời nói rằng các nghị sĩ của quốc gia họ tiến hành các chuyến đi quốc tế là cách làm bình thường.

Ông Vương Nghị bác bỏ tuyên bố của G7 hôm thứ Tư, và tiếp tục chỉ trích Mỹ khiêu khích và chạm vào lằn ranh đỏ của Bắc Kinh. Theo báo chí trước đó đưa tin, Washington vẫn luôn giới thiệu với Bắc Kinh về tam quyền phân lập của Mỹ. Chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi là quyết định cá nhân của bà, nhưng ông Tập Cận Bình không tin rằng ông Biden không thể ngăn cản chuyến đi của bà Pelosi.

Tuyên bố của ông Vương Nghị cũng tiết lộ rằng: “Các biện pháp toàn diện hiện tại và tương lai của Trung Quốc (ám chỉ các cuộc tập trận quân sự nhắm vào Đài Loan) đã được xem xét một cách thận trọng và đánh giá nghiêm túc.”

Khi bị truyền thông truy vấn về nguyên nhân ông Vương Nghị vắng mặt trong cuộc họp, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc không hài lòng với việc Nhật Bản đi theo Mỹ, và còn nói rằng Nhật Bản không đủ tư cách để đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm về các vấn đề liên quan Đài Loan.

Chiến lang của ĐCSTQ đáp lại bất kỳ sự lên án nào của quốc tế là không phù hợp với lợi ích của mình, các hồi đáp đều là “đừng đóng vai trò gia trưởng”“không đáng để đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm”, nhưng không giải thích bất kỳ lý do nào.

Nhà bình luận thời sự Lý Lâm Nhất ở New York, cho rằng việc ông Vương Nghị bước vào bữa ăn tối của ngoại trưởng các nước ASEAN rồi lại ra ngoài mà không giải thích lý do là tương đối hiếm, ít nhất kiểu hành xử này không đủ chu đáo về phép xã giao.

Sau chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi, mặc dù ông Vương Nghị đã có những phát biểu chỉ trích Mỹ trong ASEAN, nhưng xét từ tuyên bố của ASEAN nói chung, ông vẫn hy vọng rằng ĐCSTQ sẽ thực hiện kiềm chế đối với Đài Loan.

“ĐCSTQ ở Đông Nam Á, ít nhất là trong sự kiện bà Pelosi thăm Đài Loan, đã không nhận được sự ủng hộ tốt.” Ông Lý Lâm Nhất nói, “Ngoài ra, ông Vương Nghị phải ở cùng sân khấu với ông Blinken và Ngoại trưởng Nhật Bản, không biết đây có phải là những lý do khiến ông ấy trực tiếp rút lui khỏi bữa tối hay không.”

Quân đội Trung Quốc đã phóng 11 tên lửa đạn đạo vào vùng biển xung quanh Đài Loan hôm thứ Năm, trong khi các tàu chiến băng qua đường trung tuyến eo biển và điều drone đến quấy nhiễu Đài Loan. Ngoài ra, trang web của Chính phủ Đài Loan cũng đã bị tấn công DDos.

Ngụy Lăng Linh (Wei Lingling), một phóng viên lâu năm của Wall Street Journal, người đã nghiên cứu và theo dõi chính trị của ĐCSTQ từ lâu, đã tweet vào hôm thứ Năm (ngày 4/8) rằng ông Tập vẫn là người phụ thuộc vào chế độ chính trị và hiện thực kinh tế của Trung Quốc. Hiện tại, ông ấy đang tập trung vào việc không tỏ ra yếu đuối trong tình huống không khiến căng thẳng leo thang. Nhưng vị phóng viên này cũng cảnh báo rằng ông Tập có thể trở nên táo bạo hơn sau khi chuyển tiếp tầng lãnh đạo tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ vào mùa thu tới và ông tiếp tục tại vị thêm nhiệm kỳ thứ 3.