Theo thông tin mới nhất, để phản đối tội ác đàn áp nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ), công ty thương mại điện tử hàng đầu của Mỹ Amazon cũng đã cho rất nhiều sản phẩm từ bông Tân Cương ra khỏi kệ hàng, đồng thời yêu cầu thương nhân Trung Quốc cung cấp tài liệu chứng minh sản phẩm “không chứa bông Tân Cương“, nếu không sẽ không thể xuất bán toàn bộ những sản phẩm này.

shutterstock 1799224330
(Nguồn: max.ku/ Shutterstock)

Ngày 26/3, cư dân mạng “Woguaguai” trên nền tảng xã hội Douban Trung Quốc đã đăng một bài viết cho biết, các thương gia Trung Quốc xuất khẩu sản phẩm bông sang Mỹ thông qua kênh Amazon tiết lộ rằng kênh này đang yêu cầu các nhà xuất khẩu trong nước cung cấp tài liệu chứng minh sản phẩm của họ không chứa bông Tân Cương. 

Cũng có một tài liệu được cho là do Amazon gửi cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc, nói rằng bởi vì 85% bông của Trung Quốc đến từ Tân Cương, một số khách hàng yêu cầu các thương gia Trung Quốc cung cấp loại chứng nhận này (rằng sản phẩm không chứa bông Tân Cương), nếu không các sản của họ có thể bị Hải quan Hoa Kỳ giữ lại. Chỉ khi có tài liệu chứng minh thì mới có thể được bật đèn xanh cho qua.

Ngoài ra còn có một ảnh chụp màn hình trực tuyến, cho thấy một thương gia Trung Quốc được cho là không có lựa chọn nào khác ngoài việc trả lời rằng người bán không thể cung cấp loại bằng chứng này (rằng sản phẩm không chứa bông Tân Cương), kết quả là tất cả các sản phẩm bông của họ trên Amazon đã “nhất loạt rời kệ”. Một thường nhân Trung Quốc khác xác nhận rằng 50 sản phẩm gối mà họ bán cũng đã bị đưa ra khỏi kệ hàng.

Đối với vấn đề này, quản lý của Amazon vẫn chưa có phản hồi.

Tuy nhiên, thông tin này đã làm nóng dư luận Trung Quốc, hiện tại nhãn (tag) “Amazon của Mỹ đã loại bỏ tất cả các sản phẩm bông của Trung Quốc” trên Weibo thu hút được 3,21 triệu người quan tâm. Nhãn “Amazon của Mỹ loại bỏ tất các sản phẩm bông của Trung Quốc ra khỏi kệ hàng” đã thu hút 139.000 người chú ý và cụm từ “Amazon” đã leo lên top tìm kiếm trên Weibo. Tuy nhiên, rất nhiều người mặc dù rất quan tâm về sự việc này lại không hiểu rõ thực hư vấn đề.

Nhiều cư dân mạng phẫn nộ đến mức đòi “tẩy chay Amazon”, “cấm nhập bông Mỹ”, “người Trung Quốc nên đoàn kết lại”, “đóng cửa Amazon tại Trung Quốc”, “sẽ không mua gì trên Amazon nữa, nên xin rút toàn bộ vốn của Mỹ khỏi Trung Quốc đi!”.

Một số cư dân mạng cũng để lại lời bình luận, “Hai nhãn này: ‘Amazon đã loại bỏ tất cả các sản phẩm bông của Trung Quốc’ và ‘giày mới Nike vừa được book trước trong vài giây’, nếu được đặt gần nhau … cũng cảm thấy tâm tình thật là phức tạp!!!” 

Hay như “‘Amazon’ đột nhiên phát hiện ra rằng, nào là lòng yêu nước của người dân Trung Quốc, nào là tẩy chay thương hiệu Trung Quốc, thật ra cũng chỉ đang rùm beng trên mạng để cho người nổi tiếng chấm dứt hợp đồng, xúc phạm người làm livestream vô tội. Người nổi tiếng kiếm tiền từ thương hiệu cũng đã phải chấm dứt hợp đồng rồi, người làm công ăn lương từ thương hiệu bị mắng té tát cũng đã bật khóc rồi, khi đã thấy thỏa mãn thì cũng sẽ giảm nhiệt. Các cửa hàng thương mại điện tử trên nền tảng lại bán như bình thường, người mua thì vẫn mua, còn đổ xô đến mua, và lượng bán hàng lại tăng lên đều đều…”

Trên thực tế, vào đầu tháng Giêng năm nay, phía Hoa Kỳ đã thông báo rằng do vấn nạn cưỡng bức lao động của ĐCSTQ tại Tân Cương, tất cả bông và cà chua ở địa phương này đều đã bị cấm nhập khẩu vào Hoa Kỳ, bao gồm sợi thô, quần áo, hàng dệt, cà chua đóng hộp, gia vị, hạt và các sản phẩm khác được chế biến hoặc sản xuất ở nước thứ ba.

Theo báo cáo trên tờ Washington Post ngày 22/3, hành động lần này của Hoa Kỳ trực tiếp khiến nhiều nhà xuất khẩu bông và sản phẩm bông của Trung Quốc bị người mua của Mỹ hủy hợp đồng. Một số nhà sản xuất ở nước ngoài cũng ngừng hợp tác với các nhà máy sản xuất bông Trung Quốc. Vì vậy, người dân Trung Quốc nhìn chung cho rằng việc cư dân mạng tung tin nói trên là không phải không có căn cứ.

Điều đáng chú ý là Hoa Kỳ, Canada, Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh trước đó đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với bốn quan chức và thực thể Trung Quốc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, bao gồm bí thư Đảng đoàn Sản xuất & Xây dựng Tân Cương Vương Quân Chính (Wang Junzheng); Giám đốc Sở Công an Tân Cương Trần Minh Quốc (Chen Mingguo); cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Tân Cương Chu Hải Luân (Zhu Hailun), Bộ trưởng Chính trị & Pháp luật Khu tự trị Tân Cương Vương Minh Sơn (Wang Mingshan); và Cục Công an của Quân đoàn Sản xuất & Xây dựng Tân Cương. 

Danh sách trừng phạt cho thấy họ sẽ phải chịu lệnh cấm đi lại và bị đóng băng tài sản. Đây là lần đầu tiên EU áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với ĐCSTQ vì vi phạm nhân quyền kể từ khi tổ chức này áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với ĐCSTQ sau sự kiện thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989.

Trước sự việc này, ĐCSTQ vì “thẹn quá hóa giận” nên đã khui lại những tuyên bố cũ của các công ty nước ngoài để tuyên truyền thóa mạ, đồng thời sử dụng bộ máy nhà nước để kích động lòng “yêu nước” của người dân Trung Quốc và phát động “tổng tẩy chay” các thương hiệu nước ngoài, gây bão dư luận trong nước.

Lê Tiểu Quỳ, Vision Times

Xem thêm: