Từ vài thập niên qua nước Đức luôn đóng vai trò là trụ cột giúp Châu Âu ổn định. Nước Đức đã giúp Châu Âu vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế, cuộc khủng hoảng di dân và những nguy cơ đe dọa từ thế lực phe cực hữu hồi sinh. Nhưng hiện nay tình hình chính trị của Đức đang trải qua khủng hoảng chưa từng có sau chiến tranh, tương lai của Thủ tướng Đức Angela Merkel bất định. Các nhà quan sát nhận định một khoảng trống nguy hiểm sẽ xuất hiện nếu bà Merkel không củng cố được quyền lực tại Đức trong bối cảnh Châu Âu không tìm được nhà lãnh đạo tương xứng.

Các nhà quan sát tình hình Châu Âu nhận định, với vị trí bấp bênh của bà Angela Merkel và tình hình sóng gió chính trị nước Đức kéo dài thì cục diện Châu Âu cũng mất ổn định.

angela merkel viet nam
Bà Merkel viếng thăm TP.HCM năm 2011, và từng hứa sẽ ủng hộ thương mại tự do giữa VN và EU (ảnh: Photo: REGIERUNGonline/Denzel)

Tuần trước, đàm phán về vấn đề di dân và môi trường tại Đức đã gặp bế tắc, cho dù hiện nay tình hình đã chuyển biến tốt hơn, nhưng các đợt sóng ngầm vẫn âm ỉ mạnh. Từ Thế chiến thứ Hai đến nay, nước Đức chưa từng trải qua tình trạng đảng thắng cử không lập được liên minh mà buộc phải thành lập chính phủ thiểu số.
Liên minh Châu Âu là khối kinh tế gồm 28 nước, đang đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế, di dân cùng sự nổi lên của phe cực hữu theo chủ nghĩa dân túy.

Hôm thứ Năm (23/11), ông Volker Kauder (Chủ tịch Khối nghị sĩ liên đảng Liên minh Dân chủ / Xã hội Cơ đốc giáo – CDU / CSU) bày tỏ bất bình với đối thủ chính trị đảng Dân chủ Xã hội (SPD), ông nói: “Châu Âu đang chờ hành động của nước Đức. Quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh nhất Châu Âu không thể giống một chú lùn chính trị.”

Trước cục diện chính trị bế tắc, bà Angela Merkel có hai lựa chọn để giúp nước Đức thoát khỏi tình cảnh khó khăn. Một là lập chính phủ phe thiểu số cầm quyền; hai là bầu cử mới với hy vọng kỳ bỏ phiếu lần thứ hai đảng của bà sẽ giành được thắng lợi mang tính quyết định.

Bà Angela Merkel cho biết, bà thừa nhận lựa chọn bầu cử lần thứ hai là phương án giải quyết hay nhất. Bà bày tỏ thái độ không tin tưởng vào phương án lập chính phủ thiểu số. Bỏ phiếu lại sẽ có lợi hơn cho bà, nhưng cũng có thể làm bà hoàn toàn mất quyền lực.

Báo Nam Đức (Süddeutsche Zeitung) dẫn phát biểu của giáo sư Alexandra Borchardt thuộc Khoa Thông tin Đại học Oxford (Anh) cho biết, chuyện này có thể khiến Châu Âu rơi vào khoảng trống quyền lực. Bà Borchardt nói, Âu châu có nhiều quốc gia, các nước khác nhau về nhu cầu và lợi ích, bà Merkel là người rất cụ thể, là nhân vật mà Châu Âu cần có.

Bà nói, Châu Âu cần một người có đủ năng lực thúc đẩy mọi việc hoàn thành. “Rất khó tìm được lựa chọn nào khác, vì Đức và Pháp là hai quốc gia lớn nhất Âu châu, cần người lãnh đạo đủ sức mạnh.”

Alexandra Borchardt cho biết, vị Tổng thống trẻ Emmanuel Macron của Pháp có hiểu biết về tình hình Châu Âu, nhưng còn thiếu kinh nghiệm, vì thế rất cần bà Merkel cần phải đảm đương công việc này.

Giới quan sát cho rằng, một lựa chọn khác của bà Merkel là xây dựng chính quyền thiểu số, nhưng cách làm này làm suy yếu vai trò của bà trong thúc đẩy chính sách trong nước và Châu Âu.

Sudha David-Wilp, Phó chủ tịch Văn phòng Berlin của Quỹ German Marshall (GMF) cho biết, hiện tồn tại vô số công việc khó khăn mà bà Merkel buộc phải giải quyết để đoàn kết các phe phái khác nhau, để giải quyết tốt tình hình trong nước và quốc tế.

Sudha David-Wilp cho rằng do rắc rối vấn đề chính trị trong nước, bà Merkel không còn thời gian quan tâm đến vấn đề Châu Âu, bà quá bận với tình hình nước Đức.

Có nhà phân tích chỉ ra, do tình hình ở Đức, mọi cải cách quan trọng của Châu Âu đang buộc phải hoãn lại. Chính phủ Đức hứa sẽ tiếp tục chấp hành chính sách hiện nay ở Châu Âu, nhưng họ không xây dựng chính sách mới.
Quan điểm của Macron về cải cách Châu Âu rằng cho bố trí một bộ trưởng tài chính Châu Âu, để quản lý công nợ hiệu quả hơn cũng đành phải gác lại.

Nhà nghiên cứu Anand Menon thuộc Viện Chatham (Chatham House) thì cho rằng, nói “nước Đức là động lực của Châu Âu” là quá khoa trương. Trước những nguy cơ lớn của Châu Âu, nước Đức sẽ không tình nguyện làm con dê chịu tội mãi, sức ảnh hưởng của họ cũng không phải vô hạn.

Dù nước Đức hùng mạnh không phải câu trả lời để giải quyết mọi vấn đề của Châu Âu, nhưng hiện nay giới chính trị lại không ai đủ khả năng thay thế bà Merkel.

Giáo sư Alexandra Borchardt nhận định: “Tất cả các đảng phái ở nước Đức đều có vấn đề lịch sử để lại, cả đảng Dân chủ Xã hội và Liên minh Dân chủ Kitô giáo [của bà Merkel] đều không có người khác đủ khả năng ghánh trọng trách, trong khi các đảng khác lại quá nhỏ.”

Theo bà Borchardt, ở Châu Âu bà Merkel là “một nhân vật trung tâm”, tuy không phải không thể thay thế, nhưng “bà ấy thật khó thay thế”.

Tuyết Mai

Xem thêm: