Gần đây, ông Peter Navarro ra mắt cuốn sách mới được nhiều người ấn tượng, sách có tựa “Thời đại Trump: Nhật ký nước Mỹ năm dịch bệnh” (In Trump Time: A Journal of America’s Plague Year). Trước đây thời Tổng thống Mỹ Trump, ông Peter Navarro là Giám đốc Hội đồng Thương mại Quốc gia của Nhà Trắng.

id13410426 CPAC 2019 9A6A5372 1200x800 600x400 1
Ngày 1/3/2019, ông Peter Navarro khi đó là Giám đốc Hội đồng Thương mại Quốc gia của Nhà Trắng đã có bài phát biểu tại Đại hội của Liên đoàn Bảo thủ Mỹ (CPAC) được tổ chức tại National Harbour bang Maryland (Samira Bouaou / Epoch Times).

Trọng tâm cuốn sách mới của ông Navarro là đại dịch COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán) và những nỗ lực của chính quyền Trump trong giai đoạn 2019-2020 để đối phó với hậu quả của nó. Cuốn sách cũng đề cập đến các chủ đề quan trọng khác, chẳng hạn như nỗ lực của ông Navarro để hỗ trợ chương trình “Nước Mỹ trên hết” của chính quyền Tổng thống Trump, lý do khiến vắc-xin COVID-19 bị chậm trễ nghiêm trọng và hậu quả của nó…

Điều đặc biệt có giá trị trong cuốn sách là việc ông Navarro xác định “5 tệ nạn” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông chỉ trích rõ ràng và ngắn gọn về cách ĐCSTQ gây đại dịch khiến thế giới phải gánh chịu những hậu quả cay đắng.

Hành động tồi tệ đầu tiên là trong hơn 60 ngày sau khi phát hiện ra đại dịch nhưng ĐCSTQ đã che giấu khả năng đại dịch bùng phát ra khắp thế giới. Trong vụ lừa dối này, ĐCSTQ đã chi phối cả Tổ chức Y tế Thế giới và Tổng giám đốc Tedros Adhanom của tổ chức này để khiến họ hùa theo. Ông Navarro chỉ ra vì lý do đó mà thế giới đã bỏ lỡ thời gian để chuẩn bị và kiểm soát COVID-19.

Thứ hai là ĐCSTQ từ chối tiết lộ bộ gen của virus SARS-CoV-2. Điều này cũng làm trì hoãn nỗ lực tìm hiểu virus để có thể phát triển phương pháp điều trị đúng đắn cũng như thử nghiệm vắc-xin.

Thứ ba là sự che đậy của ĐCSTQ. Nhà cầm quyền này đã phá hủy bằng chứng liên quan thị trường đồ tươi sống Vũ Hán, điều này có thể khiến cộng đồng quốc tế nghi ngờ rằng virus bắt nguồn từ đó. ĐCSTQ cũng loại bỏ bằng chứng vật lý và điện tử trong phòng thí nghiệm Vũ Hán, trong khi một số nhân viên phòng thí nghiệm và người đưa tin đã mất tích.

Thứ tư là dù ĐCSTQ đã phong tỏa thành phố Vũ Hán và việc đi lại trong nước, nhưng lại đồng thời cho phép hàng trăm nghìn công dân Trung Quốc bay từ Trung Quốc đến các khu vực khác trên thế giới, dẫn đến COVID-19 nhanh chóng lây lan trên khắp thế giới.

Thứ năm là do ĐCSTQ biết họ đã tạo ra cơn ác mộng, họ tích trữ các thiết bị bảo vệ cá nhân (personnel protective equipment, PPE) như khẩu trang…, và sau đó đưa các thiết bị bảo vệ cá nhân tích trữ được ra thị trường thế giới bán với giá cao.

Từ hành vi bẩn thỉu của nhà cầm quyền ĐCSTQ, một trong những kết luận mà ông Navarro rút ra là chính vì những lời nói dối và hành động lừa lọc và ác ý của họ đã gây ra đại dịch COVID-19, khiến vô số bác sĩ, y tá, nhân viên y tế và những người ứng cứu đầu tiên trong đại dịch COVID-19 trên khắp thế giới phải thiệt mạng.

Lời buộc tội của ông Navarro đặt ra câu hỏi liệu ĐCSTQ có phải chịu trách nhiệm hay không. Trong cuốn sách, ông đề cập rằng ông đã thành lập một ủy ban quốc gia để điều tra nguồn gốc, chi phí và tác động địa chính trị của đại dịch, cũng như các thiệt hại và chi phí bồi thường, ông ước tính rằng tổng giá trị có thể lên tới khoảng 20 nghìn tỷ đô la Mỹ, con số này tương đương với tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ. Đáng tiếc là chính quyền Trump không có thêm thời gian để tiến hành các biện pháp này.

Rõ ràng, nỗ lực này là cao cả và chính đáng. Sau các cuộc chiến tranh lớn, chẳng hạn như Chiến tranh Napoléon, Thế chiến thứ I và thứ II, các cường quốc đã cùng ngồi lại với nhau để thảo luận về việc những sự kiện thảm khốc đó xảy ra như thế nào và làm thế nào để tránh chúng. Ảnh hưởng của đại dịch này cũng tương tự như của các cuộc chiến giành quyền lực do các nước lớn gây ra. Vì vậy, chúng ta nên xem xét cẩn thận đại dịch và nêu cao công lý để tránh hoặc giảm thiểu thảm họa tương tự có thể xảy ra.

Để công việc đó thành công phải đặt dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Mỹ và phải có sự hỗ trợ của các đồng minh và những bên khác. Nếu chính quyền ông Biden của Mỹ hiện nay không thúc đẩy điều này thì có thể sẽ có nước khác, hoặc một bước ngoặt trong chính trị nội địa Mỹ có thể khiến cho kế hoạch đó khả thi.

Nhưng ĐCSTQ sẽ dùng mọi thủ đoạn để ngăn chặn, như có thể tấn công các nhà lãnh đạo và những người ủng hộ kế hoạch này bằng ngôn ngữ tục tĩu điển hình, và sử dụng nhiều thủ đoạn hơn để ép buộc các nước không ủng hộ kế hoạch này. Nếu có thể thúc đẩy được công việc này, hàng triệu người đã bị tổn hại bởi đại dịch có thể sẵn sàng đáp ứng thách thức này. 

Cuốn sách mới của Navarro gợi nhớ đến bài tiểu luận vĩ đại “Tôi buộc tội” (J’accuse) của Émile Zola, được viết nhằm hỗ trợ Đại úy quân đội Pháp Alfred Dreyfus đã bị các sĩ quan quân đội cấp cao buộc tội sai lầm, cuối cùng những cáo buộc không công bằng đã được sửa chữa.

Cáo buộc của ông Navarro cũng có giá trị như vậy. ĐCSTQ đã biến trận dịch thành đại dịch toàn cầu vì họ lừa dối thế giới, cản trở các tổ chức y tế tìm hiểu điều gì đang xảy ra, đã làm hàng triệu người chết và thương tổn. Cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết tác động đầy đủ của COVID-19 và liệu sự bùng phát của các biến thể khác có thể gây chết người và tàn phá như lần đầu tiên, hay liệu virus có kinh khủng hơn virus ban đầu hay không.

Để thúc đẩy công lý và truy cứu trách nhiệm ĐCSTQ, những nỗ lực của ông Navarro là một khởi đầu tốt. Tương tự, nếu ĐCSTQ cố gắng cản trở bất kỳ nỗ lực truy cứu nào, thì thế giới nên cảm ơn ông Navarro vì đã cung cấp hồ sơ về những tội trạng cùng cái giá chi phí tổn thất mà ĐCSTQ gây ra, ngoài ra là nỗ lực của chính quyền Trump để ghi lại điều đó và buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm.

Bradley A. Thayer

(Nguyên văn “Peter Navarro’s J’Accuse Against the Chinese Regime” được đăng trên Epoch Times tiếng Anh. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.)

Giới thiệu về tác giả:

Bradley A. Thayer là thành viên sáng lập của “Ủy ban về nguy cơ hiện tại của Trung Quốc” (Committee on Current Danger China), cũng là đồng tác giả của “Cách Trung Quốc nhìn thế giới: Chủ nghĩa Đại Hán và Cán cân quyền lực trong Chính trị Quốc tế” (How China See the World Han-Centrism and the Balance of Power in International Politics).

Xem thêm: