Theo hãng tin Bloomberg, Úc đã chính thức gửi công hàm ngoại giao cho Liên Hợp Quốc, bác bỏ các yêu sách hàng hải mở rộng của Trung Quốc tại Biển Đông. Động thái này diễn ra 10 ngày sau khi Mỹ đưa ra tuyên bố tương tự, phủ quyết các giả định của Bắc Kinh về “bằng chứng lịch sử” đối với vùng biển tranh chấp.

https s3 ap northeast 1.amazonaws.com psh ex ftnikkei 3937bb4 images 8 3 8 1 28371838 1 eng GB carrier in the center
Nhóm tấn công tàu sân bay Ronald Reagan và các đơn vị thuộc Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản và Lực lượng phòng vệ Úc tham gia tập trận ba bên trên biển Philippines vào ngày 21/7 (Ảnh: Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ Nhật Bản)

Thông báo trên đã được gửi đi hôm 23/7 và đăng lên trang web của Ủy ban về giới hạn thềm lục địa (CLCS) vào sáng 24/7.

Úc là quốc gia mới nhất lên án các tham vọng bất hợp pháp của Bắc Kinh muốn nắm giữ các quyền kinh tế và hàng hải đối với gần như toàn bộ biển Đông. Trước Úc, các nước khác đã gửi công hàm ngoại giao liên quan đến vấn đề này gồm Mỹ, Indonesia, Philippines và Việt Nam.

“Chính phủ Úc bác bỏ tất cả yêu sách của Trung Quốc không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), đặc biệt là những yêu sách trên biển không tuân thủ các quy tắc của công ước về đường cơ sở, các khu vực trên biển và việc phân loại thực thể”, nội dung công hàm nêu rõ.

Công hàm cũng tuyên bố không có cơ sở pháp lý đối với các đường cơ sở thẳng nối các điểm ngoài cùng của các thực thể trên biển hoặc nhóm đảo ở Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố có các quyền lịch sử, quyền và lợi ích hàng hải. 

Động thái của Úc đi sau tuyên bố tương tự của chính quyền Tổng thống Trump ngày 14/7. Cả Úc và Mỹ đều viện dẫn phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài thường trực của Liên Hợp Quốc năm 2016 bác bỏ yêu sách chủ quyền “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở biển Đông.

Hôm 16/7, Thủ tướng Úc Scott Morrison khẳng định nước này ủng hộ mạnh mẽ tự do hàng hải trên biển Đông.

Theo Bloomberg, phản ứng của hai nước đồng minh cho thấy họ quyết tâm ngăn chặn âm mưu bành trướng của Trung Quốc nhằm nhằm thống trị khu vực biển Đông giàu tài nguyên. Từ nhiều năm qua, Trung Quốc đã liên tục xây dựng các căn cứ và các tiền đồn trên các bãi cạn, đá ngầm và các mỏm đá với mục đích nhấn mạnh thêm yêu sách của mình.

Trong quần qua, từ ngày 19-23/7, ba nước trong “Bộ tứ kim cương” gồm Mỹ, Úc và Nhật đã tập trận trên vùng biển Philippines. Úc đã cử 5 tàu chiến, gồm tàu khu trục Stuart và Arunta, tàu khu trục Hobart, tàu cập cảng trực thăng Canberra và tàu bổ sung Sirius đến tham gia tập trận. 

Công hàm phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông được đưa ra ngay trước thềm cuộc họp của các Ngoại trưởng và Bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Úc vào tuần tới.

Hiện phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc chưa có phản ứng về động thái của Úc.

Xuân Lan (theo Bloomberg)

Xem thêm: