Hàng chục nghìn lính Mỹ đã từ chối hoặc trì hoãn tiêm vắc-xin COVID-19 là vấn đề đau đầu của giới quan chức chỉ huy quân đội Mỹ. Hiện tại giải pháp được đưa ra là cố gắng xua tan tin đồn thất thiệt trên mạng, quảng bá các thông tin tuyên truyền chính xác với mong muốn thuyết phục những người lính chấp nhận tiêm chủng.

p2880471a832938912 ss
Ngày 21/12/2020, Trung sĩ Hải quân Mỹ Smith (Russell Smith) đã nhận tiêm vắc-xin COVID-19 (Nguồn: Hải quân Mỹ / Sarah Villegas / CC BY 2.0).

Theo hãng tin AP ngày 17/2, tại một số đơn vị quân đội Mỹ chỉ đạt được 1/3 quân nhân đồng ý tiêm phòng COVID-19, đây là vấn đề làm đau đầu các sĩ quan tướng lĩnh lãnh đạo, họ đang tìm cách thuyết phục binh lính chấp nhận tiêm chủng.

Hôm 17/2, Phó chỉ huy Tác chiến không quân của Bộ Tham mưu, Thiếu tướng Jeff Taliaferro báo cáo trước Quốc hội Mỹ rằng khoảng 2/3 quân nhân đã được tiêm phòng vắc-xin COVID-19. Theo hãng tin AP, mặc dù tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ tiêm chủng trong công chúng Mỹ, nhưng việc một số lượng lớn quân nhân từ chối tiêm chủng vẫn là điều đáng lo ngại.

Trả lời hãng tin AP, Chuẩn tướng Edward Bailey là bác sĩ tại Bộ Tư lệnh Lục quân, nói rằng ông đã nghe nhiều lý do được viện dẫn.

Theo Giới chức quân sự Mỹ, có khoảng cách lớn trong tỷ lệ từ chối tiêm chủng dựa theo tình trạng điều động, độ tuổi, đơn vị, địa điểm… Hãng tin AP cho biết thêm rằng điều này khiến các nhà lãnh đạo quân đội khó tìm ra lý lẽ thuyết phục trong nỗ lực phổ biến vắc-xin.

Chuẩn tướng David Doyle, chỉ huy cơ sở của Trung tâm Huấn luyện Sẵn sàng chung (Joint Readiness Training Center) ở Fort Polk, nói với AP rằng tại căn cứ sở tại của ông tỷ lệ chấp nhận tiêm vắc-xin là từ 30% – 40%, việc từ chối vắc-xin phổ biến hơn ở giới binh sĩ trẻ tuổi. Ông Doyle nói với AP: “Họ nói với tôi rằng niềm tin của họ vào vắc-xin không cao vì vắc-xin được sản xuất quá nhanh.”

Gần đây khoảng 40 lính thủy đánh bộ đã tập trung tại một phòng họp ở California để tham gia một cuộc họp thông tin dành cho các nhân viên y tế. Một sĩ quan không được trao quyền công khai chia sẻ riêng đã phải giấu tên khi trả lời rằng lính thủy quân lục chiến sẽ thoải mái hơn khi nêu câu hỏi về vắc-xin tại các nhóm nhỏ.

Viên sĩ quan nói rằng lính thủy quân lục chiến viện dẫn một “thuyết âm mưu” được lưu hành rộng rãi: “Tôi nghe nói rằng thứ này (vắc-xin) thực sự là một thiết bị theo dõi”. Đáp lại, các nhân viên y tế lập tức chỉ vào điện thoại di động của người lính thủy quân lục chiến và nói, chính điện thoại di động mới là một thiết bị theo dõi hiệu quả.

Các vấn đề thường xuyên khác được họ cảnh giác xoay quanh các tác dụng phụ có thể xảy ra hoặc các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả đối với phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên những điều tương tự cũng được các quan chức Lục quân, Hải quân và Không quân chia sẻ.

Thủy quân lục chiến là một bộ phận tương đối nhỏ, độ tuổi quân nhân thường trẻ hơn các bộ phận khác. Tương tự như những người bình thường, về vấn đề tiêm vắc-xin, những người lính trẻ có càng có xu hướng từ chối hoặc yêu cầu chờ đợi thêm.

Phó đô đốc Andrew Lewis, chỉ huy Hạm đội 2 của Hải quân Mỹ cho biết về khả năng có thể phải sớm thực hiện biện pháp bắt buộc tiêm vắc-xin, giống như đã làm với vắc-xin cúm trước đây.

Thành Dung, Vision Times

Xem thêm: