Nền kinh tế Sri Lanka hiện đang suy sụp. Tháng Bảy năm nay, người dân nước này đã hô vang khẩu hiệu “Gota Go Home” (Cút đi!) và xông vào dinh Tổng thống, buộc cựu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa phải từ chức. Hiện có thể sẽ xảy ra một cuộc biểu tình quy mô lớn khác ở Sri Lanka, với mục tiêu “Trung Quốc cút đi”.

Sri Lanka
Tháng Bảy năm nay, người dân Sri Lanka đã hô vang khẩu hiệu “Gota Go Home” (Cút đi!) – (Ảnh chụp màn hình video)

Trước đó, Nghị sĩ Sri Lanka Shanakiyan Rasamanickam, người từng phát biểu về chiến dịch “Gota Go Home” buộc cựu Tổng thống Rajapaksa phải từ chức, nói với Bắc Kinh: “Tôi muốn cảnh báo Trung Quốc rằng sẽ sớm có một chiến dịch ‘Trung Quốc Cút đi’, và tôi sẽ lãnh đạo chiến dịch này.”

Nghị sĩ Rasamanickam tuyên bố thêm rằng 22 triệu người Sri Lanka, không phân chủng tộc, tôn giáo, đã buộc cựu Tổng thống quyền lực phải bỏ trốn. Họ cũng có thể tập hợp lại với nhau và bắt đầu hô vang “Trung Quốc, cút đi”.

Nghị sĩ cho biết động thái này chủ yếu nhằm yêu cầu Trung Quốc và Sri Lanka bắt đầu tái cơ cấu nợ. Ông nói rằng nếu Trung Quốc thực sự là một người bạn, họ sẽ đồng ý xóa khoản vay nợ Trung Quốc 7,4 tỷ USD của Sri Lanka, hoặc ít nhất là đồng ý tái cơ cấu nợ.

Trung Quốc, một quốc gia có gần 20.000 tỷ USD, nếu thực sự là bạn của Sri Lanka, thì họ sẽ không chỉ cung cấp 9 triệu lít dầu diesel hay 500.000 kg gạo.

Ông nói rằng nếu Đại sứ quán Trung Quốc và Chính phủ Trung Quốc không nỗ lực vì lợi ích của người dân Sri Lanka, và không tái cơ cấu nợ, thì Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ không thông qua thỏa thuận giải cứu Sri Lanka.

Trong cuộc họp các bộ trưởng tài chính G20 của Indonesia vào tháng Bảy, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, bà Janet Yellen, đã đưa ra lời kêu gọi, thúc giục Trung Quốc tham gia vào quá trình tái cơ cấu nợ của Sri Lanka. Bà cho rằng làm như vậy sẽ phù hợp với lợi ích của cả Trung Quốc và Sri Lanka.

Bà Yellen cũng bày tỏ hy vọng rằng các nước thành viên G20 khác sẽ gây áp lực lên Bắc Kinh, nhằm cung cấp nhiều sự hợp tác hơn nữa trong việc tái cơ cấu nợ của Sri Lanka.

Ông Rasamanickam trực tiếp chỉ ra rằng Đại sứ quán Trung Quốc đã can thiệp vào công việc của Quốc hội Sri Lanka, và chính quyền Bắc Kinh đã gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với chủ quyền của nước này.

Bài phát biểu của Nghị sĩ Rasamanickam đã khiến Đại sứ quán Trung Quốc nổi giận. Họ đăng một loạt bài đăng trên Twitter, nêu chi tiết những việc Trung Quốc đã làm cho Sri Lanka, và thậm chí cho cả ông Rasamanickam. Nghị sĩ tuyên bố rằng dù rất bận, nhưng ông ấy sẽ sẵn sàng chiến đấu với Trung Quốc trên Twitter.

Một lần nữa ông đặt câu hỏi về sự chậm trễ trong tiến trình của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), vì Trung Quốc không đồng ý đàm phán tái cơ cấu nợ. Ông cáo buộc Trung Quốc nhận thức được tình trạng nguy hiểm của nền kinh tế Sri Lanka, và rằng Trung Quốc không phải là bạn của Sri Lanka, mà là bạn tốt của cựu Tổng thống bị lật đổ Mahinda Rajapaksa.

Truyền thông Nhật Bản: Sri Lanka trở thành đại diện tiêu biểu cho “ngoại giao bẫy nợ” của ĐCSTQ

Sri Lanka rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong 70 năm sau khi giành độc lập. Nước này tuyên bố phá sản vào ngày 5/7, với tỷ lệ lạm phát trong nước lên tới 57%. Hơn nữa, dự trữ ngoại hối đã cạn kiệt, và mắc một khoản nợ khổng lồ lên tới 51 tỷ USD.

Sri Lanka nợ một khoản khổng lồ 51 tỷ USD. Trong đó, nợ Trung Quốc chiếm khoảng 10%, nhưng ngoại giới tin rằng tỷ lệ thực tế còn cao hơn nhiều so với mức này.

Chính phủ Sri Lanka sớm đã cho tập đoàn China Merchants Group (CMG) của Trung Quốc thuê cảng Hambantota trong 99 năm để trả nợ. Cảng này chỉ cách tuyến đường chính từ Á sang Âu từ 6 – 10 hải lý. Có thể nói đây là nút giao thông quan trọng của “Vành đai và Con đường”. Bắc Kinh cũng bị chỉ trích vì đã gài bẫy nợ với Sri Lanka.

Như đã đưa tin trước đó của VOA, bà Gulbin Sultana, một nhà nghiên cứu liên kết tại Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng Manohar Parrikar ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ, tin rằng Bắc Kinh muốn lợi dụng việc Sri Lanka không có khả năng trả nợ đúng hạn, và đang chờ đợi một thời cơ tốt, nhằm đạt được việc hoán đổi nợ lấy vốn cổ phần và mua đất ở Sri Lanka.

Truyền thông Nhật Bản Nikkei Asia tiết lộ rằng trong cuộc nội chiến ở Sri Lanka, Trung Quốc đã tham gia bán vũ khí lên tới 1,8 tỷ USD.

Sau nội chiến, Trung Quốc còn tuyên bố hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhưng lãi suất trung bình của khoản vay 5 tỷ USD này cao tới 3,3%, gần gấp 5 lần lãi suất cho vay của Nhật Bản.

Đồng thời, với danh nghĩa “Vành đai và Con đường”, Trung Quốc đã “đầu tư” 1,4 tỷ USD, và có kế hoạch thực hiện các dự án lấp biển khai hoang gần bờ biển Colombo, thủ đô của Sri Lanka, để xây dựng một Trung tâm thương mại hiện đại, trong một nỗ lực cho phép Bắc Kinh kiểm soát các nguồn tài nguyên chiến lược ở Ấn Độ Dương.

Ngoài ra, Trung Quốc còn tài trợ xây dựng cảng nước sâu Hambantota, nhưng cuối cùng lại trở thành đại diện tiêu biểu cho “ngoại giao bẫy nợ” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Hãng thông tấn AP đã nêu tên 9 quốc gia, gồm Afghanistan, Pakistan, Lào, Myanmar, Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Zimbabwe, Ai Cập và Argentina đều có nền kinh tế đang trên bờ vực phá sản.

Nếu nghiên cứu kỹ sẽ thấy, ngoại trừ Afghanistan muốn tham gia dự án ​​Vành đai và Con đường nhưng Trung Quốc đang thận trọng xem xét ra, 9 quốc gia còn lại, gồm cả Sri Lanka, nền kinh tế của họ đều sa vào vũng lầy khi tham gia Vành đai và Con đường của Trung Quốc (ĐCSTQ).

Bình Minh (t/h)