Sri Lanka đã tuyên bố phá sản vào ngày 5/7, trở thành quốc gia đầu tiên ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương vỡ nợ trong 20 năm qua, gây chấn động toàn cầu. Toàn bộ bệnh viện lớn nhất nước này trở nên hoàn toàn tối tăm và gần như trống rỗng, chỉ còn lại một vài bệnh nhân không được điều trị và vẫn trong cơn đau đớn. Thậm chí các bác sĩ không thể đến bệnh viện trong giờ giao ca vì thiếu xăng dầu.

Embed from Getty Images

Bức ảnh được chụp vào ngày 19/7/2022, các y tá đi bộ bên ngoài Bệnh viện Quốc gia ở Colombo. (Ảnh: Getty Images)

Cách đây vài tháng, quốc gia Nam Á Sri Lanka, với hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân miễn phí, từng khiến các nước láng giềng ghen tị, hiện đang phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có.

Bà Theresa Mary, một bệnh nhân 70 tuổi bị tiểu đường và huyết áp cao, gây viêm khớp đã đến Bệnh viện Quốc gia Sri Lanka tại thủ đô Colombo để điều trị. Nhưng đến đoạn đường cuối cùng, bà không thể bắt được xe, nên phải tập tễnh đi bộ suốt 5km cuối cùng.

4 ngày sau, dù đã xuất viện nhưng bà Mary vẫn đi đứng rất khó khăn, chủ yếu là do hiệu thuốc đã hết thuốc giảm đau được trợ cấp.

Bà Mary nói với AFP rằng bác sĩ yêu cầu bà đến mua thuốc tại một hiệu thuốc tư nhân, nhưng bà không có tiền. Hiện đầu gối của bà vẫn còn sưng và bà không có nhà ở Colombo, vì vậy bà không biết mình còn phải đi bộ bao lâu nữa.

Đến nay, Bệnh viện quốc gia Sri Lanka, nơi thường điều trị cho các bệnh nhân cần điều trị chuyên khoa trên khắp đất nước, chỉ hoạt động với số lượng nhân lực bị cắt giảm. Trong số 3.400 giường bệnh của bệnh viện, nhiều chiếc đều để trống.

Nguồn cung cấp thiết bị phẫu thuật và thuốc cứu sinh gần như đã cạn kiệt. Tình trạng thiếu xăng triền miên đã khiến bệnh nhân và bác sĩ không thể đến bệnh viện.

Ông Vasan Ratnasingham, một thành viên của Hiệp hội Nhân viên Y tế Chính phủ, nói với AFP rằng các bệnh nhân được lên lịch phẫu thuật cũng không được báo cáo. Một số nhân viên y tế đều phải làm việc 2 ca, chủ yếu là do những người khác không thể đi làm, dù có ô tô, nhưng họ không có xăng.

Sri Lanka nhập khẩu 85% thuốc và thiết bị y tế, cũng như nguyên liệu thô để sản xuất các mặt hàng cần thiết còn lại. Nhưng hiện giờ Sri Lanka đã tuyên bố phá sản. Việc thiếu ngoại hối khiến đất nước này không có đủ xăng để duy trì nền kinh tế, cũng như không đủ thuốc để chữa bệnh.

Ông chủ hiệu thuốc K. Mathiyalagan nói với AFP rằng các loại thuốc giảm đau thông thường, thuốc kháng sinh và thuốc dành cho trẻ em đang trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng, hơn nữa các loại thuốc khác cũng đã đắt gấp 4 lần trong vòng 3 tháng qua.

Mathiyalagan cho biết các đồng nghiệp của ông cứ 10 đơn thuốc lại phải 3 đơn, vì không có thuốc bán. Ông cũng cho biết thêm, nhiều loại thuốc thiết yếu đã hết sạch. Bác sĩ cũng không biết nhà thuốc có những loại thuốc gì để kê đơn.

Quan chức Bộ Y tế Sri Lanka cũng từ chối tiết lộ chi tiết về tình trạng hiện tại của các dịch vụ y tế công cộng mà 90% dân số nước này phụ thuộc vào.

Các bác sĩ làm việc trong các bệnh viện chính phủ cho biết, họ đang bị buộc phải cắt giảm các hoạt động thường ngày, để ưu tiên các trường hợp khẩn cấp đe dọa đến tính mạng và thay thế bằng các loại thuốc kém hiệu quả hơn.

Trong một tuyên bố, ông Hanaa Singer-Hamdy, Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc, cho biết hệ thống y tế vững mạnh một thời của Sri Lanka đang bị đe dọa, khiến các nhóm dễ bị tổn thương nhất phải gánh chịu hậu quả nặng nề.

Nếu cuộc khủng hoảng vẫn tiếp diễn, Sri Lanka sẽ chứng kiến ​​nhiều trẻ sơ sinh chết hơn, tình trạng suy dinh dưỡng sẽ lan tràn và hệ thống chăm sóc sức khỏe sẽ đứng trước bờ vực sụp đổ, ông Ratnasingham nói.

Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Thế giới đã chuyển hướng quỹ phát triển để giúp Sri Lanka thanh toán các loại thuốc cần thiết khẩn cấp, gồm cả vaccine chống bệnh dại. Các quốc gia khác như Ấn Độ, Bangladesh, Nhật Bản cũng hỗ trợ quyên góp cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, và người Sri Lanka sống ở nước ngoài cũng gửi dược phẩm và thiết bị y tế về nước.

Tuy nhiên trong tương lai gần, tân Tổng thống Ranil Wickremesinghe cảnh báo cuộc khủng hoảng kinh tế của đất nước có khả năng sẽ tiếp tục kéo dài đến cuối năm sau.

Sri Lanka đang phải vật lộn để chi trả cho các mặt hàng nhập khẩu quan trọng như thực phẩm, nhiên liệu và thuốc men cho 22 triệu dân, khi nước này phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng ngoại hối.

Lạm phát đã tăng khoảng 50%, giá thực phẩm cao hơn 80% so với một năm trước. Đồng rupee của Sri Lanka đã giảm giá trị so với đồng đô la Mỹ và các loại tiền tệ lớn khác trên toàn cầu trong năm nay.

“Các quốc gia có mức nợ cao và không gian chính sách hạn chế sẽ phải đối mặt với nhiều căng thẳng hơn. Hãy nhìn vào Sri Lanka như một dấu hiệu cảnh báo,” Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva cho biết hôm thứ Bảy (16/7).

Bình Minh (t/h)