Sự kiện Sri Lanka cho phía Trung Quốc thuê cảng biển 99 năm để gán nợ đã khiến cho toàn cầu lo lắng về các dự án liên quan đến “Một vành đai, Một con đường” Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Gần đây quốc gia này hy vọng chính phủ sẽ hủy bỏ quyết định cho doanh nghiệp Trung Quốc thuê cảng Hambantota vì lý do lợi ích quốc gia. 

Gotabaya Rajapaksa 1569870016
Tân Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa (phải) (Ảnh: Ruwan Walpola / Shutterstock)

Theo Bloomberg News đưa tin hôm 29/11, tân Tổng thống mới nhậm chức của Sri Lanka là ông Gotabaya Rajapaksa đã yêu cầu hủy bỏ hợp đồng giữa chính phủ khóa trước với ĐCSTQ để đòi lại cảng Hambantota của Sri Lanka.

Cựu Tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapaksa trong thời gian nhậm chức đã vay nợ ĐCSTQ để tiến hành các dự án kiến thiết. Năm 2017, đương nhiệm Thủ tướng khi đó là Ranil Wickremesinghe đã lấy lý do khó có thể trả nợ để đồng ý để cho công ty China Merchants Port của ĐCSTQ thuê lại cảng Hambantota trong thời hạn 99 năm để đổi lấy lợi nhuận 1,1 tỉ USD.

>>Sập ‘bẫy nợ’: Sri Lanka buộc phải cho Trung Quốc thuê cảng 99 năm

Ông Ajith Nivard Cabraal, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương, hiện là Cố vấn kinh tế của chính phủ Sri Lanka nói: “Chúng tôi hy vọng ĐCSTQ có thể trả lại cảng.” “Tình huống lý tưởng nhất là khôi phục nguyên trạng, chúng ta chiểu theo phương thức trả nợ đã đồng ý từ ban đầu, và hoàn toàn không chịu bất cứ ảnh hưởng nào.”

Sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” của ĐCSTQ đã gây nhiều tranh cãi, ngoại giới cho rằng ĐCSTQ khiến cho các nước nghèo dọc “Một vành đai, Một con đường” này rơi vào bẫy nợ. Còn có một số quốc gia như Ấn Độ lo lắng ĐCSTQ cảng biển này của Sri Lanka này sẽ bị ĐCSTQ biến thành mục đích quân sự hoặc chiến lược.

Nhà nghiên cứu Smruti Pattanaik của Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng New New Delhi (Ấn Độ) cho rằng, đòi lại cảng không phải là chuyện dễ, “đây là cam kết quyền làm chủ”, nên thỏa thuận sẽ không có quá nhiều khả năng từ bỏ hoặc sửa đổi trên ở phạm vi lớn. “Nếu [phía Trung Quốc] cho rằng [cảng] này rất quan trọng đối với chính quyền ông Gotabaya Rajapaksa, thì họ có khả năng sẽ suy xét lại điều khoản nào đó trong thỏa thuận.”

Huệ Anh

Xem thêm: