Ngày 7/12 vừa qua là tròn 76 năm sự kiện Trân Châu Cảng. Nhân dịp này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có buổi gặp mặt 6 người lính sống sót sau sự kiện Trân Châu Cảng vào buổi chiều tại Nhà Trắng và ký báo cáo ngày kỷ niệm. Một trong số những người lính ‘nhiều tuổi’ này đã hát bài ca “Chớ quên Trân Châu Cảng” thuộc thời Thế chiến thứ Hai trong nghi thức kỷ niệm.

shutterstock 238062301
(Ảnh: Everett Collection/ Shutterstock)

Thời Thế chiến thứ Hai, sự kiện Nhật Bản đánh úp Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) của Mỹ là một bước ngoặt không chỉ đối với lịch sử Mỹ mà với cả lịch sử thế giới. Trận đột kích này kéo theo Mỹ tuyên chiến với Nhật Bản và cuốn vào Thế chiến thứ II, mở màn cho việc Mỹ trở thành siêu cường thế giới và nắm giữ vai trò bảo vệ trật tự thế giới.

Ngày 7/12/1941, trang mạng WQAD-TV của Mỹ đưa tin, Nhật Bản đã tập kích Trân Châu Cảng khiến 2.403 người Mỹ thiệt mạng. 4 năm sau đó, hơn 400.000 lính Mỹ thiệt mạng trong Thế chiến thứ II, cuối cùng đã chiến thắng châu Âu và chủ nghĩa phát xít, đưa Mỹ trở thành đất nước giữ gìn trật tự quốc tế.

Có phải nếu không có trận Trân Châu cảng thì Mỹ không tham gia vào Thế chiến thứ II? Đây là vấn đề gây tranh luận. Học giả John Schuessler  thuộc Đại học A&M (Texas A&M University) cho rằng, khi đó tổng thống Mỹ Franklin D.Roosevelt hiểu rất rõ rằng, hành vi bành trướng của Nhật Bản ở châu Á và Đức ở châu Âu tiềm ẩn phiền toái cho Mỹ.

Nhưng vì tâm trạng phản chiến trong nước Mỹ khiến Roosevelt phải thận trọng trong hành động, nhiều “Dự luật trung lập” đã hạn chế Mỹ viện trợ cho các chính phủ Trung Quốc, Pháp và Anh. Trong khi số thành viên của một số tổ chức phản chiến hàng đầu của Mỹ lên đến hàng trăm ngàn người.

Mãi mãi chúng ta không thể biết liệu Tổng thống Roosevelt có thể thành công đưa Mỹ đối đầu với sức mạnh của Chủ nghĩa Phát xít hay không, nhưng sự kiện Trân Châu cảng cho Mỹ có đủ lý do tuyên chiến với Nhật Bản và đồng minh châu Âu của Nhật Bản. Nhìn từ góc độ lịch sử, sự kiện Trân Châu cảng không chỉ mở cánh cửa để Mỹ cuốn vào Thế chiến thứ II, còn là bước ngoặt trong lịch sử nước Mỹ, khiến Mỹ có lý do thích đáng trong việc can dự vào các sự vụ trên thế giới.

Khi Thế chiến thứ II kết thúc năm 1945, Mỹ đã có sức mạnh quân sự hùng mạnh nhất trong lịch sử nước này, căn cứ quân sự của Mỹ được phân bố khắp thế giới, chiếm đóng một phần lãnh thổ của Đức và Nhật Bản.

Sau Thế chiến thứ II, Tổng thống Mỹ Truman nhậm chức khi đó đã lần đầu tiên chia sẻ trách nhiệm bảo vệ trật tự thế giới cùng chính phủ các nước lớn đồng minh gồm Anh, Pháp, Liên Xô (cũ) và Trung Quốc.

Ở Đông Âu, Liên Xô (cũ) bắt đầu chiếm đóng và kiểm soát chính trị tại các nước Ba Lan, Tiệp Khắc. Việc này làm Mỹ lo lắng, vì chính quyền Moscow không phải người bạn hợp tác đáng tin cậy mà có khuynh hướng từng bước bành trướng, có thể mở sức ảnh hưởng đến Tây Âu và Trung Đông. Năm 1950, quân đội Triều Tiên vượt qua giới tuyến 38 với ý định dùng sức mạnh vũ trang thống nhất bán đảo Triều Tiên, thực hành Chủ nghĩa Cộng sản. Hành vi này đã thúc đẩy chính quyền của Tổng thống Truman tăng cường sức mạnh quân sự quy mô lớn.

Từ đó về sau, ngăn ngừa Chủ nghĩa Cộng sản trở thành nguyên tắc hạt nhân trong chính sách ngoại giao của Mỹ, được tán thành của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ. Sau sự kiện Trân Châu cảng, sức mạnh thế giới đi từ tập trung tiêu diệt Chủ nghĩa Phát xít đến sau 1950 bắt đầu phát triển sang cuộc đấu tranh chống lại Chủ nghĩa Cộng sản, bảo vệ nền độc lập của các quốc  gia tự do.

Sự kiện Trân Châu cảng

Theo tư liệu từ Wikipedia, Trân Châu cảng là chiến dịch đánh úp của Nhật Bản vào căn cứ Trân Châu cảng trên lãnh thổ Hawaii của Hải quân Mỹ, diễn ra ngày 7/12/1941 (thời gian Mỹ).

Từ 1937 sau khi Nhật Bản bắt đầu phát động cuộc chiến với Trung Quốc, và bị sa lầy trong thời gian dài khiến tình hình kinh tế ngày càng đi xuống. Để duy trì cuộc chiến với Trung Quốc, Nhật Bản lên kế hoạch chiếm đoạt tài nguyên của nước khác. Năm 1938, Thủ tướng Nhật Bản đương nhiệm Fumimaro Konoe (1891 – 1945) đề ra ý tưởng “Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á”, đe dọa nghiêm trọng lợi ích của Mỹ ở Trung Quốc vàchâu Á, khiến Mỹ phản đối mạnh mẽ.

Năm 1941, chính phủ Mỹ yêu cầu Nhật Bản rút quân khỏi Đông Dương thuộc Pháp (Liên bang Đông Dương), đồng thời liên kết cùng Hà Lan và Anh ngừng xuất khẩu dầu mỏ cho Nhật Bản. Vì dầu mỏ là điều kiện vô cùng quan trọng để Nhật Bản duy trì cuộc chiến, nênđộng thái này của Mỹ khiến Nhật Bản quyết định chính sách nam tiến chiếm giữ vùng thuộc địa giàu tài nguyên của Anh và Hà Lan. Đồng thời tư lệnh hạm đội liên hiệp Nhật Bản là Yamamoto Isoroku (1884 – 1943) cho rằng chắc chắn Mỹ sẽ can thiệp vào, vì thế phải đánh đòn chí mạng vào Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương để kế hoạch nam tiến của Nhật Bản gặt hái thành quả, sau khi củng cố được thế lực sẽ hòa đàm với Mỹ dưới điều kiện có lợi. Vì thế Yamamoto Isoroku quyết định đánh úp Trân Châu cảng.

Hải quân Nhật Bản cử ra 6 tàu sân bay với tổng số hơn 300 máy bay chiến đấu, thực hiện hai đợt tấn công. Do quân Mỹ bị đánh bất ngờ nên quân Nhật Bản giành được thắng lợi lớn: Hải quân Mỹ bị đánh chìm và thiệt hại nặng 8 tàu chiến, 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục, hủy diệt 188 máy bay chiến đấu, khiến 2.403 người Mỹ bị thiệt mạng, 1.282 người bị thương. Nhưng trạm phát điện, trang thiết bị sửa chữa, nguồn nhiên liệu và tòa nhà chỉ huy trên đảo thì còn nguyên, và sức mạnh quan trọng nhất của hải chiến tương lai hàng không mẫu hạm chủ lực của Mỹ không ở Trân Châu cảng cũng không bị ảnh hưởng. So với tổn thất của Mỹ thì tổn thất của Nhật Bản rất nhỏ: chỉ mất 29 máy bay và 5 tàu ngầm bỏ túi, 65 binh sĩ thiệt mạng và mất tích, 1 thừa viên tàu ngầm Nhật Bản bị bắt.

Cuộc tấn công quân sự này có ảnh hưởng quan trọng đối với phát triển của Thế chiến thứ II. Do hành động đánh úp không một lời tuyên chiến trước của Nhật Bản đã khiến công chúng Mỹ phẫn nộ, toàn dân Mỹ chuyển từ chủ nghĩa cô lập sang ủng hộ tham chiến; còn Đức và Ý ở châu Âu cũng tuyên chiến với Mỹ, vì thế Mỹ cũng tham gia vào chiến trường châu Âu. Năng lực công nghiệp của Mỹ hùng mạnh, hỗ trợ tài nguyên cho hàng loạt nước thuộc phe chống nước Phe Trục (Axis powers, đứng đầu là Đức, Ý, Nhật Bản), hệ quả cuối cùng là các nước Phe Trục thảm bại.

Sau khi sự kiện Trân Châu Cảng nổ ra, Tổng thống Mỹ Roosevelt có bài diễn thuyết nổi tiếng “Nỗi nhục của tổ quốc, tuyên bố ngày 7/12 là ngày “Nước Mỹ sống trong tủi nhục”, sau đó ngày này trở thành ngày kỷ niệm của nước Mỹ.

Tuyết Mai

Xem thêm: