Ngày 8/1, 15 người đột nhập vào Điện Capitol đã bị Bộ Tư pháp Mỹ truy tố, đã có nhiều người đã bị bắt. Một đoạn video cho thấy cảnh sát đã mở cửa cho những người biểu tình vào và dẫn họ lên lầu, dẫn khởi nhiều nghi vấn.

xong vao quoc hoi my shutterstock 1888490404
Jake Angeli (Ảnh: vasilis asvestas / Shutterstock).

Trong số 15 người bị Bộ Tư pháp truy tố, hầu hết bị cáo buộc đột nhập trái phép vào khu vực Quốc hội hoặc có hành vi bạo lực và cản trở an ninh công cộng trong khu vực Quốc hội. Có ba người có tình tiết nghiêm trọng, đó là Jake Angeli – “pháp sư” trên Đồi Capitol; Adam Johnson – người đã bê bục phát biểu của của Chủ tịch Hạ viện, và Dân biểu Tây Virginia Evans. Các nhà lập pháp lưỡng đảng đều đang kêu gọi khai trừ Derrick Evans.

Jake Angeli (32 tuổi, người Mỹ gốc Ý) gần đây đã bị bắt. Anh ta thường đội một chiếc mũ có sừng nhồi bông trong các cuộc biểu tình, và khuôn mặt của anh ta được vẽ bằng sơn dầu tượng trưng cho nước Mỹ, rất dễ nhận biết. Anh ta bị buộc tội nghi ngờ xâm nhập trái phép và bạo lực vào Điện Capitol và có hành vi phạm pháp. Vào ngày 6/1, Jake Angeli cầm quốc kỳ Mỹ tiến vào Điện Capitol để kháng nghị.

Adam Johnson (36 tuổi) đến từ bang Florida đã bị chụp ảnh đột nhập vào văn phòng của Chủ tịch Hạ viện Pelosi vào ngày hôm đó, để lại một ghi chú và bê bục phát biểu bà Pelosi đi. Một số cư dân mạng phát hiện ra rằng bục phát biểu này đã được đưa ra đấu giá trên eBay và giá chào bán lên tới 14.980 đô la Mỹ. Theo Giáo sư Ted Bridis (phóng viên điều tra của AP, giảng dạy tại Đại học Florida), người đàn ông trong ảnh là Adam Johnson. Hồ sơ bỏ phiếu cho thấy kể từ lần đăng ký đầu tiên vào tháng 9/2002, đến nay Adam Johnson đã không bỏ phiếu lần nào và anh ta không phải là một đảng viên Cộng hòa đã đăng ký.

Screen Shot 2021 01 11 at 09.53.10
(Ảnh chụp màn hình Twitter)

Ông Derrick Evans, Dân biểu bang Tây Virginia bị cáo buộc truyền hình trực tiếp trong khu vực cấm của tòa nhà Quốc hội, FBI đã bắt giữ và áp giải ông trong một ngôi nhà ở Tây Virginia.

Richard Barnett đến từ bang Arkansas đã bị bắt, anh ta bị buộc tội đột nhập vào văn phòng của bà Pelosi vào ngày 6/1, ngồi trên ghế văn phòng của bà Pelosi và gác chân lên bàn. Ảnh liên quan đã được tải lên Internet.

Ngoài ra, Bộ Tư pháp cho biết, khoảng 40 người biểu tình cũng đã bị bắt và truy tố tại Tòa án Tối cao Hạt Columbia, đối mặt với các cáo buộc bao gồm xâm nhập trái phép vào khu vực quốc hội, vi phạm quy định giới nghiêm và các tội danh liên quan đến súng.

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cũng đã lập danh sách truy nã để bắt giữ và buộc tội những người biểu tình liên quan.

Nhiều video cho thấy cảnh sát để người biểu tình xông vào Quốc hội, người phe cánh tả tham dự

Theo thông tin chính thức và video trực tiếp do các nhân chứng quay lại, trong số những người biểu tình tấn công Điện Capitol vào ngày 6/1, còn có không ít người thuộc tổ chức Antifa, phong trào “Người da đen đáng sống” (BLM) và những người cánh tả chống Tổng thống Trump.

John Sullivan (đã bị bắt), đã đăng một video lên YouTube vào ngày 7/1 cho thấy anh ta cùng một nhóm người đã đột nhập vào Điện Capitol vào ngày 6/1. Trong video có thể nghe thấy anh ta xúi giục những người khác tràn vào và thuyết phục cảnh sát Quốc hội để những người biểu tình vượt qua một vài chốt chặn. Video cũng tiết lộ chi tiết về quá trình dẫn đến vụ bắn chết nữ quân nhân đã nghỉ hưu Ashley Babbitt.

Đoạn video cho thấy, ngày 6/1, John Sullivan đã đột nhập vào Điện Capitol ở Washington cùng với một nhóm những người ủng hộ ông Trump và những người khác có thể không phải là những người ủng hộ Tổng thống Trump. Trong video, có thể nghe thấy anh ta đang xúi giục người khác xông vào, thuyết phục cảnh sát Quốc hội từ bỏ vị trí của mình, và để cho người đột nhập vượt qua một số chốt chặn. John Sullivan nói trước khi vào Điện Capitol, “Để họ đốt cái này đi” (nói tục).

John Sullivan trở thành một phần tử cánh tả nổi tiếng vì thường tham gia các cuộc biểu tình và bạo loạn liên quan đến phong trào BLM do những người theo chủ nghĩa Marx khởi xướng và tổ chức. Tháng 7/2020, John Sullivan bị bắt tại bang Utah, bị buộc tội tham gia bạo loạn, đe dọa bạo lực và tội do tham gia một cuộc biểu tình dẫn đến việc bắn chết một người lái xe.

Screen Shot 2021 01 11 at 10.17.18
(Ảnh chụp màn hình Twitter)

Vào tối ngày 8/1, phóng viên điều tra Millie Weaver tình cờ gặp John Sullivan trên đường phố Washington, dường như anh ta đã được thả. Cô nghe thấy anh ta nói qua điện thoại rằng anh ta không bị truy tố.

Có nhiều video hơn nữa cho thấy, trong ngày hôm đó, cảnh sát Quốc hội đã đích thân mở cửa tòa nhà Quốc hội để cho người biểu tình tràn vào, còn có cảnh sát dẫn người biểu tình lên lầu.

Người dẫn chương trình Christina Bobb của OANN, hôm 8/1 đã đăng một video lên Twitter cho thấy, hôm 6/1, nhân viên cảnh vệ Quốc hội đã mở cửa từ bên trong, và lần lượt đứng ở hai bên của cửa lớn để cho người biểu tình đi vào bên trong hội trường Quốc hội.

Một đoạn video khác cho thấy, một cảnh sát người da đen trong Quốc hội vừa quát mắng người biểu tình, vừa dẫn họ lên hội trường tầng 2.

Bên ngoài tòa nhà Quốc hội, cảnh sát kêu gọi người biểu tình xông vào Quốc hội.

Có nhân chứng đến từ Pennsylvania nói rằng anh đã nghe thấy các cuộc trò chuyện với các phần tử cực tả Antifa cải trang thành những người ủng hộ ông Trump, và họ đã lên kế hoạch làm thế nào để phá rối cuộc biểu tình ôn hòa này.

Anh nói: “Tôi nghe họ nói muốn phá rối và kích động. Những người này trông rất xấu xa, tôi đã thấy họ đập vỡ kính của Điện Capitol. Tôi đứng sau lưng họ, nghe họ nói có thể làm cái gì đó để khiến cho những người ủng hộ ông Trump trông có vẻ thật tồi tệ.”

Nghị sĩ Liên bang Úc George Christensen lên án phe cánh tả và báo chí Mỹ lâu nay luôn né tránh nói đến các cuộc biểu tình bạo lực như Antifa. Lần này chỉ vì một số ít người biểu tình vào Quốc hội, họ đã vu khống cuộc biểu tình hợp pháp này là hoạt động là “nổi loạn” và có ý đồ “đảo chính”, “có thể thấy sự đạo đức giả” của họ.

Tối ngày 6/1, Antifa phá hoại không kiêng nể gì ở trung tâm thành phố Portland, Washington. Kể đêm đầu năm mới đến nay, BLM / Antifa đã tổ chức ba cuộc bạo loạn và không ai bị bắt.

Tiêu Nhiên, Vision Times tiếng Trung

Xem thêm: