Đất nước Iran trong những năm 1970 là nước giàu nhất Trung Đông, là biểu tượng về sự giàu có trong mắt cộng đồng quốc tế, nhưng vì sao ngày nay đông đảo dân chúng Iran lại trở nên khốn khó?  

shutterstock 1670293840
Người dân ở Tehran (Nguồn: Shutterstock)

Người xưa có câu “phá gia chi tử” để ví về những đứa con hoang đàng, phung phí của cải tổ tiên để lại, một câu khác có thể xem cũng từ hệ quả này là câu “giàu không quá ba đời”. Với một đất nước cũng tương tự, nhiều nước trước đây giàu có nhưng rồi ngày càng lâm cảnh bần cùng, gọi là kiểu mẫu “quốc gia thất bại”. Kiểu mẫu “quốc gia thất bại” này đã diễn ra tại nhiều nước, trong đó điển hình chính là Iran. Iran đã từng rất phát triển và giàu có, nhưng ngày nay cho thấy bức tranh hoàn toàn trái ngược. Nguồn tiền khổng lồ của đất nước đã đi đâu? Tại sao trước đây giàu như vậy mà giờ đây dân chúng nước này lại lâm cảnh nghèo khổ?

Từ tình hình cơ bản của đất nước cho thấy Iran thực sự có điều kiện tốt nhất trong toàn khu vực Hồi giáo ở Trung Đông, vì so với các quốc gia Trung Đông khác thì đất nước Iran có lãnh thổ rộng lớn và đất đai màu mỡ hơn nhiều, vì vậy mà từ thời cổ đại đã là nơi trù phú nhất Trung Đông, người dân ở đó sống sung túc hơn nhiều nơi khác trong khu vực. Hơn nữa, trong thời đại vương triều Pahlavi, nước Iran đã trải qua thời kỳ phát triển thế tục kéo dài nửa thế kỷ, trong những năm 1960 nước này cũng đã thực hiện cuộc Cách mạng Trắng (Cách mạng Shah và Con người) 20 năm giúp đất nước phát triển rất nhanh.

Đặc biệt trong những năm 1970, Iran đã trở thành nước chủ nợ lớn nhất ở Trung Đông, là chủ nợ hàng chục tỷ USD (đô la Mỹ) của nhiều nước, tài sản của đất nước đã tăng vọt thành nước giàu thứ 9 trên thế giới và giàu nhất ở Trung Đông, người nước ngoài đến Iran thấy cảnh đầy những chiếc xe hơi sang trọng, và quan trọng hơn nữa là lúc đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Iran được đặt lên hàng đầu.

Do đó, tên gọi Iran trở thành từ đồng nghĩa với giàu có, ngoài ra nhờ luôn duy trì trạng thái hòa bình trong nhiều thập kỷ chiến tranh Trung Đông và xung đột Palestine-Israel, nên Iran càng có chiều sâu tích lũy của cải. Và vấn đề quan trọng nữa là Iran giàu tài nguyên dầu mỏ, sở hữu nguồn tài nguyên dầu mỏ vô tận. Hàng năm chỉ tính riêng việc bán dầu đã tạo ra thu nhập hàng chục tỷ USD, vì vậy khiến một thời Iran trở thành quốc gia giàu có hàng đầu thế giới.

Dù ngày nay nguồn thu từ dầu mỏ của Iran vẫn rất lớn, nhưng tại sao họ lại nghèo khó? Vì sao đông đảo người dân Iran bị bần cùng hóa, cuộc sống khó khăn, ngay cả tầng lớp trung lưu cũng không ngoại lệ khi tình trạng lạm phát nghiêm trọng. Nguồn lực của cải khổng lồ trước đây đã chi dùng như thế nào để người dân Iran chịu cảnh nghèo khó như ngày nay?

Có 3 nguyên nhân chính mà chắc nhiều người có lẽ cũng nghĩ đến.

Thứ nhất là cuộc chiến Iraq tốn 400 tỷ USD

Qua thời kỳ Pahlavi phát triển trong vài thập kỷ, cơ bản đất nước Iran đã tích lũy được hàng trăm tỷ USD tài sản và của cải, cũng như hàng chục tỷ USD cho nước khác vay. Nhưng sau Cách mạng Hồi giáo, cuộc chiến tranh Iran-Iraq kéo dài 8 năm đã tiêu tốn  của Iran mỗi năm khoảng 50 tỷ USD, tổng 8 năm về cơ bản Iran đã tiêu tốn 400 tỷ USD. Như vậy sau cuộc chiến cơ bản tài sản của Pahlavi đã cạn kiệt, khiến sau chiến tranh Iran đã mắc nợ nước ngoài hàng chục tỷ USD, trở thành nước nợ nần.

Thứ hai là nguồn lực của cải vào tay giới giáo sĩ

Trên thực tế, dù chiến tranh đã tiêu hao của cải tích lũy, nhưng các công ty và ngành công nghiệp của đất nước có thể tiếp tục tạo ra của cải, nên trong trường hợp bình thường sẽ không đến nỗi cạn kiệt. Nhưng thực tế là sau Cách mạng Hồi giáo, vì sự hợp nhất tôn giáo và chính trị khiến hầu hết các công ty trong cả nước, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp cốt lõi, đã bị giới tu sĩ tịch thu, toàn bộ nằm trong kiểm soát của các giáo sĩ.

Các giáo sĩ đã thành lập 120 công ty quỹ để kiểm soát các ngành công nghiệp đất nước, vì vậy về cơ bản các công ty và máy móc tạo ra của cải còn sót lại vào thời điểm đó đều nằm trong kiểm soát của khoảng 180.000 giáo sĩ, đặc biệt là các các giáo sĩ cấp cao nhất, trong khi nguồn lực đó bị chia tách với đông đảo dân chúng nên vấn đề trở nên nghèo khó là điều không thể tránh khỏi.

Thứ ba là nuôi quân đội tham gia chiến tranh

Nhiều người có thể phản bác rằng Iran vẫn có nguồn tài nguyên dầu mỏ khổng lồ, đó chính là khối tài sản khổng lồ. Số tiền này đã đi đâu? Thực tế là tất cả chi tiêu tập trung cho quân đội. Tuy nước Iran không đông dân nhưng lại phải nuôi hai hệ thống quân đội, trong đó Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo có 500.000 người và quân đội chính quy lên tới hơn 600.000 người, tổng quân số vượt quá triệu người, có thể thấy chỉ chuyện nuôi quân đã tốn quá nhiều chi phí của đất nước.

Nhưng không chỉ phải nuôi quân đội trong nước, Iran còn phải nuôi cả các tổ chức quân sự khác như quân vũ trang Houthis của Yemen, phiến quân Al-Shabaab của Somalia, Hezbollah ở Lebanon, Hamas ở Palestine. Những chi tiêu này cũng tốn vô số USD mỗi năm. Không chỉ vậy, Iran còn tham gia vào Chiến tranh Yemen, Chiến tranh Syria và Chiến tranh Somalia.

Đặc biệt chiến tranh Syria trực tiếp tiêu hao trong 8 năm, mỗi năm Iran đầu tư hàng tỷ USD, có thể nói về cơ bản là thắt lưng buộc bụng giúp Syria, số của cải bỏ ra đó nhiều không tính xuể. Những vấn đề đã nêu là câu trả lời cho câu hỏi tiền của Iran đã đi đâu, còn có được bao nhiêu đến tay người dân, vì sao người dân Iran ngày càng chìm trong nghèo khó, đất nước ngày càng khốn khổ trước thực trạng lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp không ngừng tăng cao.

Nguồn: Sohu, Vision Times đăng lại

Xem thêm: