Tháng 3/2019, tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc công ty công nghệ Google đang làm một điều tệ hại là “trợ giúp quân đội Trung Quốc chứ không phải quân đội Mỹ”. Google đã nhanh chóng bác bỏ cáo buộc này và giới truyền thông cũng mô tả sự việc như một phát ngôn vụng về vô căn cứ nữa của ông tổng thống suốt ngày trên Twitter. 

Donald-Trump
Ảnh: Shutterstock

Trên thực tế, việc ông Trump nói Google đang giúp quân đội Trung Quốc có thực sự hoang đường hay không?

Tướng Hải quân Joseph Dunford, một tướng cấp cao của Hoa Kỳ, Chủ tịch Hội đồng Tham Mưu, cũng có nhận định tương tự tổng thống về mối quan hệ giữa Google và Trung Quốc:

“Những gì Google đang làm ở Trung Quốc gián tiếp tạo lợi ích cho quân đội Trung Quốc”, tướng Dunford nói trong một buổi điều trần tại Ủy ban Lực lượng Vũ trang Thượng viện.

“Chúng tôi theo dõi với quan ngại to lớn khi hoạt động của các đối tác công nghiệp tại Trung Quốc biết rằng có lợi ích gián tiếp đó”, ông nói. “Nói thẳng ra, từ ‘gián tiếp’ có thể không hoàn toàn mô tả được nó thực sự là gì, nó đúng hơn là một lợi ích trực tiếp cho quân đội Trung Quốc.”

Google từng có một khẩu hiệu nổi tiếng: “Đừng làm điều ác” (Don’t be evil). Nhưng năm 2018 công ty này đã âm thầm bỏ khẩu hiệu này ra khỏi Bộ quy tắc ứng xử của mình mà không thông báo. Vài tháng sau, nhân viên của Google đã rò rỉ ra kế hoạch công ty này chuẩn bị tung ra ứng dụng tìm kiếm tự kiểm duyệt theo yêu cầu của chính phủ tại thị trường Trung Quốc mang tên Chuồn Chuồn. Việc này đã khiến nhân viên của Google biểu tình phản đối mạnh mẽ và Google tuyên bố họ sẽ không tung ra ứng dụng này mà chỉ phát triển nó để nghiên cứu. Nỗ lực mấp mé trở lại thị trường đông dân nhất thế giới của Google đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ chính các nhân viên cấp cao của họ và truyền thông. Tuy nhiên, khi sự lên án này đến từ ông Trump như thường lệ, tổng thống Mỹ lại là người bị chỉ trích chứ không phải Google.

“Google đang trợ giúp Trung Quốc và quân đội của họ, chứ không phải là Hoa Kỳ. Thật tệ! Tin tốt là họ đã giúp Hillary Clinton Xảo quyệt chứ không phải Trump … và xem kết quả thế nào?” ông Trump viết trên Twitter.

Gizmodo, một trang tin tức công nghệ bình luận: “Khả năng cao nhất là tổng thống nghe loáng thoáng được cái gì đó về Google và Trung Quốc … nhưng không tìm hiểu cụ thể trước khi sử dụng nó như một cơ hội để tung ra một lời buộc tội ngông cuồng nữa chống lại Google”.

Hoạt động của Google tại Trung Quốc?

Phát ngôn viên của Google cũng nhanh chóng phản bác lại bằng email gửi tới các hãng truyền thông, tuy không phủ định hoàn toàn mối quan hệ với quân đội Trung Quốc.  

“Chúng tôi không làm việc với quân đội Trung Quốc. Chúng tôi đang làm việc với chính phủ Mỹ, bao gồm cả Bộ Quốc phòng, ở rất nhiều mặt, gồm có an ninh mạng, tuyển dụng và y tế”, phát ngôn viên Google viết trên một email hôm 17/3/2019.

Trong khi đó, Tướng Hải quân Joseph Dunford, một tướng cấp cao của Hoa Kỳ, Chủ tịch Hội đồng Tham Mưu, tỏ ra đồng ý với Tổng thống trong buổi điều trần trước Thượng viện rằng Google đang gián tiếp giúp đỡ quân đội Trung Quốc.

“Những gì Google đang làm ở Trung Quốc gián tiếp tạo lợi ích cho quân đội Trung Quốc”, tướng Dunford nói. “Chúng tôi theo dõi với quan ngại to lớn khi hoạt động của các đối tác công nghiệp tại Trung Quốc biết rằng có lợi ích gián tiếp đó”, ông nói. “Nói thẳng ra, từ ‘gián tiếp’ có thể không hoàn toàn mô tả được nó thực sự là gì, nó đúng hơn là một lợi ích trực tiếp cho quân đội Trung Quốc.”

Mong muốn trở lại thị trường Trung Quốc không phải là bí mật đối với lãnh đạo Google. Hồi tháng 12/2017, CEO của Google Sundar Pichai đã tham dự Hội nghị Internet Toàn cầu tại Trung Quốc, sự kiện do chính phủ Trung Quốc tài trợ. Ông Pichai khẳng định rằng Google đang trợ giúp các công ty Trung Quốc và nên được cho phép quay trở lại không gian mạng quốc gia này. Việc Google trợ giúp các công ty Trung Quốc tức là Google nhiều khả năng cũng đang tiếp trợ giúp quân đội Trung Quốc (PLA) thuộc sự điều khiển của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

>> Tòa án: Trung Quốc thu hoạch nội tạng, phạm tội ác Chống lại loài người

2 trường hợp Google đang gián tiếp giúp quân đội Trung Quốc

Đầu tiên, Google đã đầu tư hơn 550 triệu USD vào tập đoàn thương mại điện tử JD.com của Trung Quốc, tập đoàn sở hữu JD Logistics. Năm 2017, quân đội Trung Quốc PLA đã ký một hợp đồng lớn để hợp tác với 5 công ty phi quân sự của Trung Quốc, trong đó có JD Logistics với mục tiêu nâng cấp “sự hợp nhất ngành logistics giữa quân đội và dân sự”. Sự hợp tác này có thể bao gồm việc sử dụng drone và phần mềm logistics của JD để vận chuyển hàng hóa cho quân đội. Truyền thông nhà nước Trung Quốc tung hô sự hợp tác giữa PLA và JD là hình mẫu sáng tạo của sự kết hợp “quân-dân sự”.

Do Google sở hữu nửa tỷ đô la tài sản của JD.com vốn sở hữu JD Logistics, người ta dễ dàng liên tưởng đến việc Google đang hợp tác với PLA, nhất là Google có thế mạnh về bản đồ và công nghệ drone. CEO của JD, Liu Qiangdong, là Đảng viên chính thức và thường xuyên được báo đảng ca ngợi. Ngoài ra “hợp tác quân-dân sự” cũng là một chiến lược trọng yếu của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tức ra các công ty tư nhân Trung Quốc phải có nghĩa vụ trợ giúp quân đội nước này. Tóm lại Google đang hợp tác với một công ty Trung Quốc vốn có quan hệ chặt chẽ với ĐCS Trung Quốc và đang trợ giúp quân đội Trung Quốc.

Thứ hai, cuối năm 2017, Google mở một trung tâm thí nghiệm về trí thông minh nhân tạo (AI) tại Trung Quốc với tuyên bố “khoa học không có biên giới”. Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Bob Work nhận định: “Bất cứ điều gì đang diễn ra trong trung tâm AI đó của Google sẽ được sử dụng bởi quân đội Trung Quốc.” Ông Work đặt câu hỏi: “Google đang giúp quân đội Trung Quốc, tại sao không phải là quân đội Mỹ?”

Tại sao Google lại lập trung tâm nghiên cứu ở Trung Quốc? Một lý do có thể là vì họ có thể tiếp cận được nguồn dữ liệu khổng lồ ở đó và không chịu ràng buộc bởi hàng đống luật lệ bảo vệ quyền riêng tư như tại Châu Âu và Mỹ. Google cũng đang tuyển dụng lượng lớn nhân viên bản địa. Tính đến tháng 8/2018, Google đã có 700 nhân viên tại Trung Quốc. Theo luật của Trung Quốc, các công ty ở nước này, bao gồm cả các hãng nước ngoài phải thiết lập một tổ chức Đảng. Chưa rõ Google có ngoại lệ hay không.

Nhà nghiên cứu Matthew Robertson viết trong bài tựa “Sự nguy hiểm của việc hợp tác AI với Trung Quốc” đăng tháng 10/2018, “ngoài việc đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của chính Google, trung tâm AI của Google tại Trung Quốc không nghi ngờ gì sẽ thúc đẩy tham vọng và các nhân tài AI của Trung Quốc”. Quân đội Trung Quốc chắc chắn sẽ cần các nhân tài này để phục vụ nhu cầu về AI trong vũ khí mà họ nhanh chóng phát triển. Vì vậy, các nghiên cứu về AI của Google tại Trung Quốc có thể không trực tiếp trợ giúp quân đội Trung Quốc, công nghệ AI mà Google phát triển tại Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ được quân đội Trung Quốc sử dụng. Thậm chí nếu Google không trực tiếp chia sẻ công nghệ này với quân đội Trung Quốc, đối tác Trung Quốc của họ sẽ làm như vậy do bị yêu cầu bởi luật.

Trọng Đức

Xem thêm: