Thế giới Hồi giáo một lần nữa dậy sóng sau sự kiện Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Do Thái Israel. Lãnh đạo các nước Ả Rập và thậm chí cả phương Tây cảnh báo rằng việc này đã xé toạc giải pháp 2 nhà nước và mãi mãi kéo lùi tiến trình hòa bình Trung Đông. Vậy giải pháp 2 nhà nước là gì và ông Trump có thực sự đã phá hoại triển vọng hòa bình tại mảnh đất tranh chấp gay gắt nhất thế giới này không?

Một quan điểm phổ biến là nếu lực lượng “đàn áp” của Israel cho phép người Palestine lập một nhà nước của riêng họ, Trung Đông sẽ có hòa bình ngay lập tức. Tuy nhiên trên thực tế, sự “đàn áp” của Israel không phải là nguyên nhân ngăn cản hòa bình Trung Đông, bởi không chỉ một, mà tới 5 lần Israel đã đề nghị người Palestine dựng một nhà nước của riêng mình. Vậy tại sao đến nay hai quốc gia này vẫn chưa có hòa bình?

Sau thế chiến I, sau khi đánh bại Đế Chế Ottoman, Anh Quốc chiếm quyền quản lý hầu hết khu vực Trung Đông, trong đó có phần đất mà sau này là quốc gia Israel hiện nay. Cũng trên phần đất này, vương quốc Israel đã từng tồn tại 3.000 năm trước.

Năm 1936 người Ả Rập nổi dậy tấn công người Anh và cả người Do Thái sống ở khu vực này. Anh Quốc đã tạo một lực lượng đặc biệt gọi là Peel Commission (Hội đồng Peel) để điều tra nguyên nhân của các cuộc bạo loạn, nổi dậy. Cuộc điều tra kết luận rằng nguyên nhân là vì cả người Ả Rập và người Do Thái đều muốn cai quản cùng một mảnh đất.

Tại sao ông Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel?

Fox News: Công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, ông Trump tôn trọng sự thực lịch sử

Để giải quyết vấn đề này, Hội đồng cho rằng phải xây dựng 2 nhà nước độc lập – một của người Do Thái và một của người Ả Rập. Đây gọi là giải pháp 2 nhà nước. Ngay từ đầu, việc chia đất đã vô cùng thiên vị cho người Ả Rập bởi ảnh hưởng của các quốc gia Hồi giáo xung quanh. Người Anh đã chia 80% diện tích đất tranh chấp cho người Ả Rập để xây dựng quốc gia riêng, 20% diện tích còn lại để cho người Do Thái. Sau 2.000 năm lưu lạc, những người Do Thái chấp nhận đề xuất thiên vị này như câu trả lời mà họ hằng mong ước trong thánh kinh. Nhưng chính người Ả Rập lại chối bỏ đề xuất này và tiếp tục chém giết bạo lực. Đây là sự từ chối lần thứ nhất.

palestine 1
Chia đất lần thứ nhất năm 1937. Người Ả Rập (màu đỏ) được chia phần lớn khu vực tranh chấp với người Do Thái

10 năm sau, vào năm 1947, Anh Quốc yêu cầu Liên Hiệp Quốc tìm một giải pháp mới cho xung đột hai nhóm người này tại Trung Đông. Và giống như quyết định của Hội đồng Peel, Liên Hiệp Quốc quyết định giải pháp tốt nhất là chia đất cho 2 dân tộc xây dựng chính phủ riêng.

Vào tháng 7/1947, LHQ bỏ phiếu để cắt đất cho người Do Thái và người Ả Rập. Người Do Thái lại chấp nhận và người Ả Rập lại từ chối. Ngày 14/5/1948, người Do Thái tuyên bố thành lập Nhà nước Do Thái Israel. Ngay lập tức, các nước Ả Rập xung quanh tiến hành một cuộc chiến mà người Do Thái gọi là chiến tranh giành độc lập năm 1948. Israel đã nhanh chóng đánh bại cả Jordan, Ai Cập, Iraq, Lebanon và Syria. Chiến tranh kết thúc với Hiệp định ngưng bắn 1949, nhưng cuộc Xung đột Ả Rập-Israel vẫn tiếp diễn. Hầu hết vùng đất mà Liên Hiệp Quốc chia cho nhà nước Ả Rập mới – khu Bờ Tây và Đông Jerusalem trở thành khu vực bị chiếm đóng, nhưng không phải bởi người Israel mà bởi Jordan.

palestine 2
Liên Hiệp Quốc chia đất lần thứ 2 cho người Ả Rập và người Do Thái vào năm 1947. Người Do Thái chấp nhận và thành lập nước Israel, còn người Ả Rập từ chối và tiến hành cuộc chiến nhằm tiêu diệt Israel

20 năm sau, vào năm 1967, người Ả Rập lại một lần nữa đòi xóa sổ Israel. Lần này Ai Cập lãnh đạo cuộc chiến với sự tham gia của Syria và Jordan cùng nguồn viện trợ từ nhiều nước Ả Rập trong khu vực. Sự kiện sau này được biết đến với cái tên Cuộc chiến 6 ngày, kết thúc chóng vánh với chiến thắng áp đảo của Israel. Sau chiến tranh, Israel chiếm quyền kiểm soát Jerusalem và Bờ Tây, cũng như một khu vực được gọi là Dải Gaza. Chính phủ Israel cùng lúc cũng lúng túng trước quyết định phải làm gì đối với khu vực mới chiếm được. Chính phủ chia làm 2 phe, một muốn trả Bờ Tây cho Jordan và Dải Gaza cho Ai Cập để đổi lấy hòa bình, và một phe muốn đưa khu vực này cho những người Ả Rập, những người đến bây giờ mới bắt đầu tự gọi mình là người Palestine, với hy vọng họ sẽ xây dựng nhà nước mới và chung sống hòa bình.

palestine 3
Những quốc gia Ả Rập xung quanh tấn công Israel trong Cuộc chiến 6 ngày năm 1967

Tuy nhiên cả 2 đề xuất đều không tồn tại được lâu. Vài tháng sau cuộc chiến, Liên Đoàn Ả Rập họp tại Sudan và phát đi tuyên bố 3 không mang đầy thù hận: “Không hòa bình với Israel. Không công nhận Israel. Không đàm phán với Israel”.

Một lần nữa, giải pháp 2 nhà nước bị những người Ả Rập khước từ, đó là lần thứ ba.

Năm 2.000, Thủ tướng Israel Ehud Barak gặp Chủ tịch Tổ chức Giải phóng Palestine Yasser Arafat tại Trại David, căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại bang Maryland, để đàm phán về kế hoạch 2 nhà nước mới. Ông Barak đề nghị người Palestine hãy xây dựng nhà nước của mình tại toàn bộ Dải Gaza và 94% diện tích Bờ Tây với thủ đô là Đông Jerusalem. Lãnh đạo Palestine đã từ chối. Theo mô tả của của Tổng thống Mỹ Bill Clinton thì ông Arafat đã “ở đây 14 ngày và nói không với tất cả mọi thứ”.

Hơn cả khước từ, Palestine còn tổ chức một loạt các cuộc đánh bom liều chết đẫm máu nhắm vào xe bus, đám cưới, nhà hàng tại Israel khiến hơn 1.000 người Israel thiệt mạng và nhiều nghìn người bị thương. Đây là lần thứ 4 những người Ả Rập từ chối hòa bình.

Năm 2008, Thủ tướng Israel Ehud Olmert còn chìa bàn tay xa hơn, ông đã thêm vào thỏa thuận một phần đất nữa để mong những người Hồi giáo sẽ chấp nhận chung sống hòa bình với người Israel. Tuy nhiên, giống như người tiền nhiệm, lãnh đạo Palestine Mohmoud Abbas tiếp tục từ chối. Đây là lần thứ 5.

Ở thời điểm giữa hai lần đề xuất hòa bình, Israel đã tự động rút quân khỏi Dải Gaza để cho người Palestine tự do tới kiểm soát hoàn toàn khu vực này. Nhưng thay vì xây dựng mảnh đất này để phục vụ người dân của mình, Palestine đã phát triển lãnh thổ này thành căn cứ của quân khủng bố Hamas và biến nó thành bệ phóng bắn hàng ngàn tên lửa vào Israel.

Trong suốt 70 năm qua, những người Ả Rập đã từ bỏ mọi cơ hội để đạt được hòa bình với người Israel và do đó giải pháp 2 nhà nước vẫn luôn bế tắc. Vì vậy câu trả lời cho hòa bình Trung Đông không phải là yêu cầu Israel đề nghị hòa bình một lần nữa, mà có thể là gây sức ép khiến người Palestine chấp nhận sự tồn tại của Nhà nước Do Thái. Với lập luận này, sự công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel của Tổng thống Trump chỉ là một bước đi đúng hướng và cần thiết.

Đức Trí

Xem thêm: