Một nhà báo Ấn Độ đã đăng trên mạng xã hội vào tuần trước rằng Học viện Âm nhạc Quốc gia Afghanistan đã bị đóng cửa. Các giáo viên và sinh viên của nhạc viện không rõ tung tích. Tất cả các buổi biểu diễn đều phải dừng lại. Bởi người phát ngôn của Taliban đã thông báo rằng không được phép biểu diễn hoặc mở nhạc tại những nơi công cộng.

Thứ Tư tuần trước (ngày 25/8), Zabihullah Mujahid, phát ngôn viên của Taliban, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với New York Times rằng: “Âm nhạc bị cấm trong Hồi giáo, ngoại trừ âm nhạc tôn giáo của Hồi giáo. Ngoài những ca khúc tôn giáo của Hồi giáo ra, mọi thứ âm nhạc đều là tội lỗi. Thay vì gây áp lực cho họ, chúng tôi hy vọng sẽ thuyết phục mọi người không biểu diễn hoặc nghe nhạc.” Zabihullah được coi là ứng cử viên cho chức Bộ trưởng Thông tin và Văn hóa của Chính phủ Taliban.

Báo chí Mỹ cũng nhận thấy rằng các đài truyền hình và đài phát thanh của Afghanistan chỉ phát các bài hát Hồi giáo và đã ngừng hoàn toàn tất cả các chương trình truyền hình và phát thanh. Nhưng không rõ sự thay đổi này là do Taliban hạ lệnh, hay do các đài truyền hình và đài phát thanh quyết định để tránh hoạ sát thân.

Không lâu sau khi Taliban chiếm đóng thủ đô Kabul, Học viện Âm nhạc Quốc gia Afghanistan đã đóng cửa. Toàn bộ giảng viên, nhân viên và sinh viên Nhạc viện đã giải tán. Nhạc viện không còn tiếng nhạc và chìm vào thinh không. Học viện Âm nhạc Quốc gia Afghanistan được thành lập năm 2010. Việc thành lập nhạc viện từng được coi là biểu tượng cho sự hội nhập của Afghanistan vào nền văn minh thế giới.

Kể từ khi thành lập, Học viện Âm nhạc Quốc gia Afghanistan đã đào tạo ra hàng trăm nhạc công trẻ. Nhiều người trong số họ là những người bán hàng rong và trẻ mồ côi đến từ Afghanistan. Cũng có nhiều sinh viên tốt nghiệp xuất sắc từ mái trường này, họ có cơ hội học nhạc tại Hoa Kỳ thông qua học bổng. Trong số những sinh viên tốt nghiệp, cũng có những nghệ sĩ piano nổi tiếng như Elham Fanoos.

61863282 950337385309139 5169468099694428160 n
Elham Fanoos (Nguồn: Facebook Elham Fanoos)

Các sinh viên của Học viện Âm nhạc Quốc gia Afghanistan đã thành lập dàn nhạc Zohra, với các thành viên toàn bộ đều là nữ giới. Dàn nhạc này đã biểu diễn rộng rãi tại Afghanistan, cũng như ở nước ngoài và rất nổi tiếng. Nhưng giờ đây với sự xuất hiện của Taliban, dàn nhạc nữ này cũng đã giải thể.

Zohra
Dàn nhạc Zohra (Nguồn: Chụp màn hình video)

Một phát ngôn viên của Taliban tuyên bố rằng họ sẽ không gây áp lực lên người dân để “cấm âm nhạc”. Nhưng cách đây không lâu, họ đã giết ông Fawad Andarabi, một ca sĩ dân ca đồng quê Afghanistan nổi tiếng.

Theo lời một cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ Afghanistan giới thiệu với giới truyền thông, người ca sĩ dân ca này thường biểu diễn ở nhiều nơi khác nhau tại vùng nông thôn của địa phương. Ông vừa đàn vừa hát khi biểu diễn, và mang theo phong vị truyền thống của Afghanistan, nên được mọi người vô cùng yêu mến. Không ngờ ông lão mang lại niềm vui cho người dân ấy lại bị Taliban giết hại dã man.

 

Theo báo cáo, Taliban đã tìm thấy ngôi làng nơi người ca sĩ dân ca này sinh sống. Họ lôi ông ấy ra khỏi nhà, đưa ông đến một thung lũng gần đó, và bắn vào đầu ông lão khiến ông lập tức ngã quỵ.

Cô Karima Bennoune, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Văn hóa, đã tweet rằng cô ấy bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” về vụ giết hại dã man các ca sĩ dân ca như ông Fawad Andarabi. Đồng thời kêu gọi Taliban tôn trọng các quyền con người cơ bản của các nghệ sĩ.

Từ năm 1996 đến năm 2001, khi Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan, họ đã cấm hầu như mọi thể loại âm nhạc, ngoại trừ một số bài thánh ca tôn giáo của mình. Thời đó, nhạc cụ bị cấm, băng cát-sét bị tiêu hủy. Thậm chí cả gà nuôi nhốt cũng bị cấm vì chúng biết gáy.

Theo báo cáo của “India Today”, không chỉ âm nhạc, Taliban còn có ý định cấm cả giọng nữ được phát trên truyền hình và đài phát thanh.

Theo Trang Như Nghi, Vision Times

Xem thêm: