Taliban lần này dùng phương thức “lấy nông thôn bao vây thành thị”, đoạt được hàng chục thành phố ở các tỉnh của Afghanistan, và dễ dàng đoạt được chính quyền Afghanistan. Khẩu hiệu mà họ thường dùng là “đoàn kết tất cả lực lượng có thể đoàn kết”, thậm chí tự xưng là “công bộc của nhân dân“, điều này được cho là đang mô phỏng sách lược đoạt chính quyền của Mao Trạch Đông.

Mao Trạch Dông Taliban
(Ảnh ghép)

(Bài viết của Kiều Long thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả được đăng trên RFA.)

Lực lượng vũ trang Taliban tại Afghanistan đã kiểm soát trên 90% các cơ quan Chính phủ Afghanistan trong thời gian 10 ngày ngắn ngủi, tốc độ nhanh chóng này của họ khiến cho Nhà Trắng cảm thấy bất ngờ. Theo The Sun đưa tin, Sohail Shaheen – người phát ngôn của Taliban nói với phóng viên của đài truyền hình rằng: “Chúng tôi tin rằng tài sản và tính mạng của người dân Afghanistan ở thành phố Kabul được an toàn. Chúng tôi sẽ không trả đũa bất cứ ai. Chúng tôi là đầy tớ của người dân và đất nước này.” Ông cũng nói: “Tầng lãnh đạo của chúng tôi đã chỉ thị cho quân đội của chúng tôi ở cửa ngõ Kabul và không vào thành phố. Chúng tôi đang chờ đợi sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình”. Sohail Shaheen nói thêm rằng không loại trừ khả năng sử dụng các hình phạt hành quyết công khai và cắt cụt chân tay.

Ông Khổng, một học giả độc lập người Trung Quốc, đã trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết, Taliban nhất quán sử dụng những lời nói ngon ngọt để lừa người dân, lời của họ rất khiến cho người ta tin theo:

“Hai ngày qua, có một số ngôn luận mới nhất của Taliban được lan truyền trên mạng, rốt cuộc là những lời đường mật, lừa gạt người dân, hay là họ xác thực muốn sửa đổi lề lối, hiện tại vẫn chưa biết được. Tuy nhiên ít nhất có thể nhìn ra được thế lực chính trị dựa vào quân đội vũ trang để đoạt được chính quyền toàn quốc, tất nhiên sẽ dùng vũ lực để duy hộ chính quyền.”

Năm 1949, mới đầu khi ĐCSTQ đoạt chính quyền Trung Quốc Đại Lục, đều là cam kết với các nhà tư bản và phần tử trí thức rằng sau này sẽ không tính sổ họ, cùng tái thiết quốc gia. Nhưng vài năm sau, ĐCSTQ bèn phát động nhiều phong trào chính trị, thanh trừng những nhà tư bản và những người bất đồng chính kiến. 

Truyền thông của ĐCSTQ gần đây cùng lúc đăng bài chấp nhận việc Taliban đoạt chính quyền Afghanistan, cũng đồng thời còn nhắc đến thắng lợi của Taliban là tiếp thu kinh nghiệm của cựu lãnh đạo ĐCSTQ. Trang tin trực tuyến Duowei News có trụ sở chính tại Bắc Kinh, hôm 17/8 đã đăng bài bình luận với tiêu đề “Cùng là nông thôn bao vây thành thị, khác biệt giữa Taliban đọc ‘Mao tuyển’ và ĐCSTQ ở chỗ nào”, bài viết nói cục diện này chắc chắn biểu thị công khai rằng Taliban ở Afghanistan đối đầu với quân Mỹ 20 năm cuối cùng đã đến ngày Mỹ phải cuốn gói về nước. Taliban gây dựng sự nghiệp từ nông thôn Afghanistan, và hai lần từ nông thôn bao vây thành phố, cũng khiến cho một số người nhìn thấy được “nông thôn bao vây thành phố”, nghe nói Taliban đã bắt đầu đọc “Tuyển tập Mao Trạch Đông” (gọi tắt là Mao tuyển) từ những năm 1990, “Dường như Taliban đang diễn lại cuộc quyết chiến cuối cùng của chiến tranh giải phóng Trung Quốc ở Taliban”, v.v.

Bình luận: Dùng vũ trang đoạt chính quyền, ắt sẽ dựa vào bạo lực để duy trì chính quyền

Ông Khổng dự đoán, tổ chức dùng vũ trang để đoạt chính quyền ắt sẽ dựa vào bạo lực để duy trì chính quyền:

“Trong vài năm tới, Afghanistan dưới sự cai trị của Taliban, tôn sùng bạo lực và vũ lực quá mức chắc chắn sẽ khiến cho tự do, dân chủ và pháp trị không thể nào tồn tại tiếp được. Chính quyền bước ra từ báng súng thì tất nhiên sẽ dùng báng súng để bảo vệ chính quyền.”

Ngày 15/8, theo giờ địa phương, Taliban đã tiến vào dinh tổng thống. Sau đó, người phát ngôn của Taliban nói với đài truyền hình Al Jazeera rằng ở Afghanistan, chiến tranh đã kết thúc, hình thức cai trị và chế độ sẽ sớm trở nên rõ ràng. Sohail Shaheen nói rằng còn quá sớm để nói những quan chức nào sẽ tham gia chính phủ mới. Ông cũng nói rằng Taliban hy vọng rằng một số “nhân vật nổi tiếng” cũng sẽ tham gia chính phủ. Nhưng ngoại giới vẫn nghi ngờ liệu lời hứa của Taliban liệu có được thực hiện hay không.

Taliban nắm quyền, hàm ý Trung Á bước vào thời đại đen tối

Mặc dù không có bằng chứng cho thấy Trung Quốc chỉ đạo mang tính kỹ thuật cho Taliban đoạt chính quyền ở Afghanistan, nhưng dư luận cho rằng chiến lược và chiến thuật của cựu lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông về cơ bản đã giúp Taliban giành chiến thắng. Tuy nhiên, trong tương lai, Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng hoặc phát huy sức ảnh hưởng đến Taliban về địa chính trị. Một nhà bình luận quan hệ quốc tế yêu cầu được giấu tên nói với RFA rằng hiện giờ vẫn còn quá sớm để nói: 

“Trong xử lý xung kích mà chính quyền Taliban mang đến cho thế giới Hồi giáo và Trung Á trong tương lai tại Afghanistan, tôi không cho rằng Trung Quốc có thể xử lý tốt vấn đề này. Sau khi Taliban chiếm đóng Kabul, họ đã đại diện cho sự xuất hiện của thời kỳ đen tối của Trung Á sau đại dịch virus corona mới. Việc Mỹ rút lui là một kế hoạch dài hạn, đã được công bố từ thời chính quyền Obama và đã trải qua một thời gian dài trì hoãn.”

Kể từ khi quân đội Mỹ và NATO rút khỏi Afghanistan, các nhóm vũ trang Taliban đã chiếm được 30 trong số 34 tỉnh thành, chiếm lĩnh hơn 90% các tòa nhà chính phủ. Một nhà bình luận giấu tên nói với RFA rằng người dân Trung Quốc hiện đang thảo luận:

“Nhiều bạn bè so sánh việc Taliban tiếp quản Kabul với thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949, tương tự như thắng lợi ‘lấy nông thôn bao vây thành phố’. Quả thực có những điểm tương đồng, nhưng kiểu Taliban hóa này vẫn đang tiếp diễn ở Trung Quốc. Tất cả những điều này đều là một phần đen tối của thời Trung cổ mới. Tư duy truyền thống đặc biệt của chủ nghĩa khu vực đang nhen nhóm cháy lại từ đống tro tàn.”

Tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh bình luận về tình hình Afghanistan, đã nói Trung Quốc luôn duy trì liên lạc và liên lạc với Taliban trên cơ sở hoàn toàn tôn trọng chủ quyền quốc gia của Afghanistan và ý chí của các đảng phái. Trung Quốc đang phát huy tác dụng mang tính kiến thiết trong việc thúc đẩy chính trị để giải quyết vấn đề Afghanistan.

Kiều Long, RFA
(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả)

Xem thêm: