Tạp chí “TIME”, kênh truyền thông mang tính biểu tượng nhất của Hoa Kỳ, đã không tiết lộ rằng nội dung được xuất bản trong ấn bản in mới nhất của mình được tài trợ bởi Chính phủ Trung Quốc. Tạp chí TIME đã nhận được hơn 700.000 USD tiền tài trợ nội dung từ China Daily trong 6 tháng qua. Đáng ngại hơn là việc, Trung Quốc dùng tiền mua chuộc các kênh truyền thông phương Tây từ lâu đã không còn là chuyện mới mẻ.

p2963941a910150663
“TIME”, tạp chí mang tính biểu tượng của Mỹ (Ảnh: Tony Fischer / CC BY 2.0)

Theo một báo cáo ngày 1/7 của The Washington Free Beacon“, số gộp 21 và 28/6 của tạp chí TIME bao gồm một phụ trang từ China Daily, một kênh truyền thông do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát. Phụ trang này là một quảng cáo của China Daily của Bắc Kinh, và “thông tin bổ sung đã được nộp cho Bộ Tư pháp Washington DC”, nhưng không hề đề cập đến việc Chính phủ Trung Quốc tài trợ cho tờ China Daily.

China Daily được đăng ký với Bộ Tư pháp theo “Luật Đăng ký Đại lý Nước ngoài”, nhằm theo dõi tầm ảnh hưởng của các chính phủ nước ngoài.

Các nhóm hoạt động chỉ trích các tổ chức truyền tin hợp tác với China Daily. Bởi họ lo lắng tổ chức này sẽ tuyên truyền thay cho ĐCSTQ tại các kênh thông tin của phương Tây. Một số công ty, bao gồm New York TIMEs và Wall Street Journal, đã chấm dứt các thỏa thuận chia sẻ nội dung của họ với China Daily vì China Daily bị kiểm soát bởi Chính phủ Trung Quốc. China Daily đã trả hàng triệu đô la để xuất bản nội dung trên báo in và ấn bản trực tuyến của các tạp chí và báo phương Tây.

TIMEs bắt đầu hợp tác với China Daily vào năm ngoái. Theo dữ liệu tiết lộ của đại lý nước ngoài do China Daily đệ trình vào tháng Năm, kênh truyền thông này đã trả 700.000 USD cho tạp chí TIME trong 6 tháng qua. Cho đến nay, đây là mức phí cao nhất được chi trả cho bất kỳ công ty thông tấn nào của Mỹ. Ngoài các phụ trang in, tạp chí TIMEs cũng đăng nội dung được tài trợ từ China Daily trên trang web của mình. Trang web của TIMEs không công nhận việc tài trợ từ Chính phủ Trung Quốc.

Nhiều nội dung của China Daily dường như không phải là những tuyên truyền tẩy não táo bạo của ĐCSTQ, mà tô son trát phấn cho ĐCSTQ theo những cách tinh vi. Hơn nữa, một số nội dung trả phí trên China Daily đã làm dấy lên sự chỉ trích từ các nhà hoạt động vì chương trình nghị sự chính trị rõ ràng của nó.

Ví dụ: Tháng 12 năm ngoái, Tạp chí TIME đã đăng một bài báo trên China Daily, ca ngợi ứng dụng máy bay không người lái do một công ty có tên Đại Cương (DJI) sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Bài báo này đã xuất hiện vài ngày sau khi chính quyền Trump đưa DJI vào danh sách đen thương mại. Bởi lo ngại rằng máy bay không người lái của công ty này sẽ gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia đối với Hoa Kỳ.

Theo thông tin được các điệp viên nước ngoài tiết lộ, China Daily cũng đã tài trợ nội dung cho các tạp chí “Financial TIMEs”, “Los Angeles TIMEs” “Foreign Policy” (Chính sách Đối ngoại) của Anh. Hai nhóm tuyên truyền Tây Tạng đã chỉ trích loạt bài tung hô chính sách Tây Tạng của ĐCSTQ trên China Daily được Foreign Policy đăng tải lại vào tháng trước. “Chiến dịch Quốc tế vì Tây Tạng” gọi những bài báo này là “sự xúc phạm” đối với những người Tây Tạng chống lại sự cai trị của ĐCSTQ.

TIMEs đã không trả lời nhiều yêu cầu bình luận về quan hệ đối tác với China Daily.

Thành Dung, Vision TIMEs

Xem thêm: