Trong họp báo vào thứ Năm (26/12), phát ngôn viên Ngô Khiêm của Bộ Quốc phòng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho biết, ba nước gồm Trung Quốc, Iran và Nga có cuộc tập trận Hải quân chung ở Ấn Độ Dương và Vịnh Oman từ ngày 27 – 30/12. Trung Quốc sẽ cho tàu khu trục tên lửa dẫn đường Xining tham gia. Tại sao trong thời điểm nhạy cảm, ba nước này lại tổ chức tập trận chung ở vùng biển nhạy cảm này?

Embed from Getty Images

Iran, Nga, Trung Quốc sẽ có cuộc tập trận hải quân chung tại Biển Oman và bắc Ấn Độ Dương từ ngày 27 – 30/12 (Ảnh: Getty Images)

Những thông tin và nhận định chỉ ra rằng vị trí địa lý của Vịnh Oman là cực kỳ nhạy cảm, vì 20% vận chuyển dầu trên thế giới đi qua Eo biển Hormuz liên thông với vùng vịnh này.

Quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Iran

Hồi tháng Năm và tháng Sáu năm nay đã xảy ra các vụ việc tàu chở hàng quốc tế (gồm cả tàu chở dầu của Ả Rập Saudi) đã bị tấn công ở Vịnh Ba Tư. Cơ quan chức năng Mỹ cho rằng đây là hành động của Iran, nhưng Iran đã phủ nhận. Hồi tháng Chín khi cơ sở dầu mỏ của Ả Rập Saudi bị tấn công, cả Mỹ và Ả Rập Saudi đều cáo buộc chính Iran là thủ phạm.

Việc Mỹ không ngừng nâng cao các biện pháp trừng phạt đang khiến chế độ độc tài của Iran vô cùng ngột ngạt. Từ lệnh cấm vận dầu mỏ đến các hạn chế đối với việc sử dụng hệ thống tài chính bằng đồng đô la Mỹ, cho đến các lệnh trừng phạt đối với quan chức cấp cao của Iran, khiến nền kinh tế Iran khốn đốn, để tăng doanh thu Chính phủ đã tăng giá dầu, khiến phong trào phản đối tại Iran lan rộng tới hơn 100 thành phố, Tehran lập tức phong tỏa mạng Internet và đàn áp bạo lực sát hại gần ngàn người.

Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với hai thẩm phán Iran và gia đình của họ, cũng tăng biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Bộ trưởng Công nghệ Thông tin và Truyền thông của Iran. Ngoại trưởng Mỹ Pompeo cũng kêu gọi người Iran gửi băng video và hình ảnh làm bằng chứng để xác định và có biện pháp trừng phạt các vi phạm nhân quyền. Được biết phía Mỹ đã nhận được khoảng 36.000 thông tin, sẽ là bằng chứng để sau này phán xét các nhà độc tài Iran.

Quan hệ Mỹ-Trung cũng đặc biệt căng thẳng

Chế độ độc tài Iran đang gặp khốn đốn, còn ĐCSTQ dường như cũng cảm thấy rằng Iran của ngày hôm nay chính là số phận của họ sắp tới. Mỹ đã thông qua một loạt các dự luật cứng rắn chống lại ĐCSTQ liên quan đến Hồng Kông, Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng, tự do tín ngưỡng và các vấn đề nhân quyền; chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang đẩy mạnh chuỗi cung ứng của Trung Quốc ra khỏi Trung Quốc Đại Lục làm cho nền kinh tế Trung Quốc suy thoái mạnh, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt; Mỹ đã là nhà sản xuất năng lượng hàng đầu thế giới, còn ĐCSTQ là nhà nhập khẩu năng lượng hàng đầu thế giới, trong khi năng lượng là nguồn sống kinh tế và chiến lược của một quốc gia.

Theo Reuters, Trung Quốc và Iran luôn duy trì chặt chẽ quan hệ ngoại giao, thương mại và năng lượng; họ cũng có quan hệ tốt với Ả Rập Saudi; ĐCSTQ luôn đặc biệt cẩn trọng trong đảm bảo độ cân bằng đầy tế nhị ở khu vực này. Trong quá khứ, tầm ảnh hưởng của ĐCSTQ trong khu vực này ít hơn nhiều so với Mỹ, Nga, Pháp và Anh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có kế hoạch vào năm tới sẽ thăm Ả Rập Saudi nhân cơ hội tham gia hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2020.

Thời gian nhạy cảm, vùng biển nhạy cảm, tập trận quân sự nhạy cảm

Theo một bản tin trên tờ Thời báo Hoàn cầu của ĐCSTQ, hôm 26/12 ông Lưu Văn Đầu (Liu Wendou), người phụ trách một ủy ban chuyên gia chiến lược của ĐCSTQ cho biết, cuộc tập trận quân sự đã khẳng định rõ hơn về quan hệ chiến lược và quân sự giữa ba nước.

Thời báo Hoàn Cầu dẫn ‎lời một chuyên gia quân sự (giấu tên) khác cho biết, hoạt động diễn tập chung trên biển lần này không phải ở thời điểm nhạy cảm, cũng không phải ở những vùng biển nhạy cảm, và không liên quan đến chương trình nhạy cảm, chỉ nhằm vào chống lại khủng bố và cướp biển.

Iran tuyên bố rằng một trong những mục tiêu của cuộc tập trận chung là tăng cường kinh nghiệm trong việc đảm bảo an ninh cho các tuyến thương mại quốc tế, ngoài ra còn mục đích khác là tăng cường hợp tác chống khủng bố và cướp biển cũng như trao đổi kinh nghiệm cứu trợ trên biển.

Theo tờ Sputnik của Nga đưa tin, mặc dù Trung Quốc cũng rất phụ thuộc vào các nguồn năng lượng do Trung Đông xuất khẩu, nhưng thời gian dài trước sự kiện này vẫn chưa thấy ĐCSTQ thể hiện quan tâm của họ về lợi ích tại khu vực này. Sputnik dẫn ‎lời một chuyên gia chính trị tại Đại học St. Petersburg chỉ ra, động thái của Trung Quốc khi tham gia cuộc tập trận chung này hàm nghĩa họ đang nỗ lực để hiện diện mạnh mẽ hơn ở Trung Đông. “Trung Quốc đã thể hiện công khai rằng, có lợi ích tại khu vực này là điều rất quan trọng. Rõ ràng là Trung Quốc muốn đóng vai trò tích cực hơn trong khu vực”, bà nhận định.

Chuyên gia này nhấn mạnh hai điểm đáng chú ý: (1) Hoạt động tập trận chung trên biển giữa Nga và Trung Quốc đang thu hút các nước đối tác khác. Chẳng hạn một tháng trước, Trung Quốc, Nga và Nam Phi đã lần đầu tổ chức tập trận chung trên biển. Xu hướng này đang phát triển mạnh mẽ hơn. (2) Hiện tại, Trung Quốc và Nga không chỉ thúc đẩy tập trận quân sự ở vùng lân cận họ mà còn vươn ra những khu vực đủ xa. Có thể thấy hai nước Trung Quốc và Nga đã chuẩn bị sẵn sàng cho hành động phối hợp tại các nơi trên khắp thế giới.

Trong một bài xã luận trên Thời báo Hoàn Cầu của ĐCSTQ vào hôm thứ Năm (26/12) với tựa đề “Không nên lo lắng về các cuộc tập trận quân sự Iraq-Nga-Trung” cho biết, một số người phương Tây mà đặc biệt là người Mỹ rất cảnh giác với xu thế quan hệ ngày càng gần gũi giữa ba nước Iraq-Nga-Trung Quốc, họ nên suy ngẫm về điều này, chỉ khi họ đang làm những điều hổ thẹn thì họ mới cảm thấy không yên tâm về quan hệ tốt đẹp giữa Trung Quốc – Nga – Iran.

Mỗi nước có trù tính riêng cho mình

Cả ba nước Trung Quốc, Nga và Iran đều phải đối mặt với áp lực từ Mỹ, đều “nói không” với tình hình áp lực cao mà Mỹ áp dụng với họ, nhưng ba nước đang theo đuổi những lợi ích khác nhau:

Tehran: Dưới áp lực cực đoan của Chính phủ Trump, các vấn đề đối nội và đối ngoại của Iran hiện đang trong thời kỳ vô cùng khó khăn. Iran hy vọng ôm đùi Trung Quốc và Nga để chống lại áp lực của Mỹ.

Moskva: (1) Nga cũng trong tình cảnh tương tự khi luôn bị các nước Âu Mỹ kiềm chế, muốn thông qua diễn tập quân sự để chứng minh tầm ảnh hưởng và tiếng nói của Nga ở Ấn Độ Dương và Trung Đông; (2) Nga có thể thu về lợi ích kinh tế bằng cách bán vũ khí cho cả hai nước cũng như xuất khẩu năng lượng cho Trung Quốc; (3) ĐCSTQ đã góp phần trong vấn đề Liên Xô cũ tan rã, cho nên không loại trừ khả năng trả thù của Putin; (4) Nga có thể mượn sức mạnh của Mỹ để giảm trừ gặm nhấm đối với phạm vi ảnh hưởng của Nga ở Đại lục Á – Âu do sáng kiến “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ, hoàn toàn có thể vào thời điểm quan trọng sẽ cắt đứt nguồn cung cấp năng lượng cho ĐCSTQ.

Bắc Kinh: (1) ĐCSTQ đã từng trấn áp ngọn cờ “dân chủ” qua việc đuổi Quốc dân đảng ra khỏi Trung Quốc Đại Lục, hiện nay sức mạnh của ĐCSTQ không thể bằng Mỹ, muốn tiếp tục loại bỏ ngọn cờ “dân chủ hóa chính trị quốc tế” đòi hỏi trong các vấn đề quốc tế phải thông qua hiệp thương bình đẳng để giải quyết mà Mỹ vẫn thúc đẩy, mục đích của ĐCSTQ để thiết lập mô hình toàn cầu hóa mới, thúc đẩy phương án ĐCSTQ trong quản trị toàn cầu. (2) ĐCSTQ lo lắng bức tranh hiện tại của Iran là viễn cảnh tương lai của ĐCSTQ, nếu chế độ độc tài Iran sụp đổ thì càng gây bất lợi cho ĐCSTQ trong kiểm soát quyền lực; (3) Nỗ lực gắn kết với đồng minh để đảm bảo quyền lực; (4) Dùng vũ lực để mang lại hiệu quả răn đe.

Tuyết Mai