Trong bối cảnh các cuộc chạy đua vào Thượng viện vẫn chưa đi đến hồi kết, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Ted Cruz (tiểu bang Texas) cảnh báo rằng nếu Đảng Dân chủ giành được Thượng viện – cùng với thế đa số Dân chủ trong Hạ viện – họ sẽ cố gắng thúc đẩy chương trình nghị sự nghiêng về xã hội chủ nghĩa.

Embed from Getty Images

Phát biểu với Fox News, ông Ted Cruz nói rằng nếu vị trí Tổng thống, Hạ viện và cả Thượng viện đều rơi vào tay Đảng Dân chủ, “Họ sẽ ‘đóng gói’ Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, họ sẽ chấm dứt thủ tục filibuster, họ sẽ thông qua các đợt tăng thuế lớn, họ sẽ thông qua Thỏa thuận Xanh Mới và phá hủy hàng triệu việc làm.”

Ông nói: “Nếu Đảng Cộng hòa chúng ta giành được Thượng viện, sẽ không có điều gì trong số đó diễn ra.”

Khi nhắc đến cuộc chạy đua vào Nhà Trắng và Thượng viện đang hết sức căng thẳng tại tiểu bang Georgia, ông Ted Cruz nhấn mạnh: “Nếu các bạn muốn ngăn cản Joe Biden, nếu các bạn không muốn tiến đến bờ vực thẳm xã hội chủ nghĩa, Georgia chính là chiến trường lớn.”

Theo tình thế hiện nay, Thượng nghị sĩ đương nhiệm Đảng Cộng hòa David Perdue và đối thủ chính của ông là đảng viên Dân chủ Jon Ossoff nhiều khả năng sẽ phải tiếp tục đối đầu trong cuộc bỏ phiếu vòng hai vào tháng 1 tới cho một ghế tại Thượng viện. Hiện nay, số phiếu bầu mà ứng cử viên theo chủ nghĩa tự do Shane Hazel nhận được đủ để khiến cả ông Perdue và ông Ossoff đều không thể vượt qua ngưỡng 50% cần thiết cho việc giành chiến thắng hoàn toàn.

Trong khi đó, cuộc đua vào Thượng viện còn lại ở Georgia đã ấn định kết quả: Thượng nghị sĩ đương nhiệm Kelly Loeffler và mục sư Raphael Warnock cũng sẽ phải đối đầu trong vòng bỏ phiếu thứ hai vào tháng 1 năm tới khi mà ông Raphael Warnock nắm 32.8% phiếu và ông Kelly Loeffler có 26% phiếu.

Dựa trên thế cục tạm thời và một số dự đoán, hai đảng dường như mỗi bên đã có được 48 trong số 100 ghế ở Thượng Viện. Đảng Cộng hòa dẫn trước trong các cuộc đua ở Alaska và Bắc Carolina (dù vẫn chưa có tuyên bố cuối cùng), do vậy cuộc chiến ở Georgia sẽ mang tính quyết định thế cân bằng này có bị phá vỡ hay không.

Bất chấp tiên lượng của ông Cruz, một số nhà lập pháp Dân chủ vẫn than khóc cho những lập luận và đề xuất xã hội chủ nghĩa mà chiến dịch tranh cử rao giảng trong suốt một năm qua. Thượng nghị sĩ Dân chủ Joe Manchin (tiểu bang Virginia) nói với CBS hôm 8/11 rằng các cử tri đã từ chối đảng Dân chủ chính bởi thông điệp “cấp tiến” của một số thành viên và ông khuyến khích họ nên chủ trương ôn hòa hơn.

Ông nói: “Về cơ bản, người ta cứ gắn nhãn cho mọi đảng viên Dân chủ là theo xã hội chủ nghĩa hoặc ủng hộ chủ nghĩa xã hội, nhưng đó không phải là con người chúng tôi. Đó không phải là tôi; không phải cách mà chúng tôi được nuôi dạy. Và điều đó đã làm tổn thương rất nhiều thành viên tử tế của Đảng Dân chủ ở vùng nông thôn nước Mỹ — đơn cử như ở Montana [và] một số nơi khác trên khắp đất nước.” 

Dân biểu Dân chủ Abigail Spanberger (tiểu bang Virginia) cũng tuyên bố rằng tỷ lệ tái đắc cử thấp của bà là do các chính trị gia cánh tả trong Đảng Dân chủ. Trong một cuộc gọi bị rò rỉ với báo chí, bà Spanberger đã đổ lỗi cho lời kêu gọi của phong trào thiên tả Black Lives Matter về việc “cắt ngân sách cho cảnh sát” suýt chút nữa khiến bà mất cơ hội tái đắc cử. 

Trong khi đó, Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện, Dân biểu Cộng hòa Kevin McCarthy nhận định rằng, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi có thể sẽ không thể tái đắc cử do một số đảng viên Dân chủ đã không đứng về phe đa số.

Ông nói với Fox News: “Để trở thành Chủ tịch, cần phải có tới 218 phiếu bầu. Trong cuộc bỏ phiếu đó hai năm trước, đã có 15 đảng viên Dân chủ bỏ phiếu chống lại bà Pelosi. Mười người trong số những đảng viên Dân chủ đó đã tái cử trong cuộc bầu cử năm nay. Nếu 10 người đó bỏ phiếu chống một lần nữa, bà Pelosi sẽ không thể tái cử Chủ tịch Hạ viện… bởi vì những ghế mà Đảng Cộng hòa thêm được.”

Lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện, Thượng nghị sĩ Dân chủ Chuck Schumer cũng nói với một đám đông ở New York vào cuối tuần trước, nếu Đảng Dân chủ kiểm soát Thượng viện, họ có thể “thay đổi nước Mỹ”.

Ghi chú: Trong tinh thần dân chủ Mỹ, đa số dĩ nhiên thắng thiểu số, nhưng tiếng nói của thiểu số vẫn phải được tôn trọng tối đa. Có nghiã là khối thiểu số có quyền có tiếng nói và mọi người đều phải nghe trước khi quyết định. Trong thủ tục biểu quyết của Thượng viện, các nghị sĩ trong khối thiểu số bất đồng ý có quyền lên tiếng bày tỏ quan điểm chống đối của mình một cách không giới hạn, và họ đã lợi dụng cái quyền có tiếng nói này để nói không ngừng ngày này qua tháng nọ, tháng này qua năm nọ luôn. Hậu quả thực tế là sẽ không bao giờ chấm dứt để biểu quyết được, tức là đề nghị đó coi như bất thành. Đây là thủ tục Mỹ gọi là “filibuster”. Để tránh tình trạng khối thiểu số cản đường kiểu này, thì cũng có luật là nếu có 60 nghị sĩ đồng ý, thì cuộc thảo luận câu giờ này sẽ được chấm dứt để đi đến biểu quyết cuối cùng có tính quyết định. Một cách thực tế, có nghiã là tất cả quyết định của Thượng viện phải đạt được số phiếu tối thiểu 60 thì mới được thông qua. Nguyên tắc 60 phiếu đa số này được áp dụng cho mọi phê chuẩn nhân sự cao cấp, và quan trọng hơn nữa, cho bất cứ luật nào cần được Thượng viện cần phê chuẩn. Và được áp dụng một cách thuần nhất từ ngày lập quốc. Vậy nên, thủ tục hay quy định filibuster hiểu đúng bản chất đó chính là nguyên tắc 60 phiếu đa số. 

Minh Ngọc (T/h)

Xem thêm: