Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai (19/4) ở Geneva, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết thế giới có thể kiểm soát đại dịch COVID-19 trên phạm vi toàn cầu trong những tháng tới với điều kiện các nguồn lực được “phân phối một cách công bằng.”

Embed from Getty Images

Người đứng đầu WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Chúng ta có các công cụ để kiểm soát đại dịch này trong vài tháng tới nếu chúng ta áp dụng chúng một cách nhất quán và công bằng”.

Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ lo ngại về “tốc độ báo động” mà dịch viêm phổi Vũ Hán đang lan rộng ở những người trong độ tuổi 25 – 59 trên toàn thế giới, được cho là do các biến thể mới dễ lây lan hơn.

“[Trước kia] 9 tháng sau đại dịch, chúng ta có 1 triệu người chết, [hiện tại] chỉ cần 4 tháng đã có 2 triệu người chết, 3 tháng có 3 triệu người,” ông nói. 

Trước đó, hôm 12/4, ông Tedros cũng nói rằng đại dịch COVID-19 “còn lâu mới kết thúc, nhưng chúng ta có nhiều lý do để lạc quan.”

Tuy nhiên, ông cảnh báo về sự chủ quan của người dân. Theo ông Tedros, ở một số quốc gia, mặc dù dịch bệnh vẫn đang hoành hành, nhưng các nhà hàng và câu lạc bộ đêm vẫn chật kín, các khu chợ vẫn mở cửa đông đúc, còn người dân thì không nâng cao ý thức cảnh giác.

Dịch bệnh lây lan được thúc đẩy bởi “sự nhầm lẫn, tự mãn và không nhất quán trong các biện pháp y tế công cộng,” ông Tedros nói.

Embed from Getty Images

Nhà hoạt động về biến đổi khí hậu toàn cầu Greta Thunberg, cũng tham gia cuộc họp trực tuyến với tư cách là khách mời đến từ Thụy Điển, đã đánh giá cao “chủ nghĩa dân tộc vắc-xin” và nói rằng việc các nước giàu ưu tiên tiêm chủng cho công dân trẻ tuổi của họ trước các nhóm dễ bị tổn thương ở các nước đang phát triển là “phi đạo đức.”

Thunberg nói rằng trong khi một trong bốn người ở các nước thu nhập cao hiện đã được tiêm vắc xin COVID-19, thì chỉ một trong hơn 500 người ở các nước nghèo hơn đã được tiêm.

Nhà hoạt động trẻ tuổi nói: “Chủ nghĩa dân tộc về vắc-xin là thứ đang khống chế việc phân phối vắc-xin.”

“Điều duy nhất đúng đắn về mặt đạo đức cần làm là ưu tiên những người dễ bị tổn thương nhất, cho dù họ sống ở quốc gia có thu nhập cao hay thu nhập thấp,” Thunberg nói.

Thunberg cũng chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa đại dịch và sự tàn phá môi trường mà cô cho rằng đã khiến cho các loại virus nguy hiểm lây nhiễm từ quần thể động vật sang người dễ dàng hơn nhiều.

Cô nói: “Khoa học cho thấy chúng ta sẽ gặp phải những đại dịch tàn khốc và thường xuyên hơn trừ khi chúng ta thay đổi mạnh mẽ cách thức và cách đối xử với thiên nhiên… Chúng ta đang tạo ra những điều kiện lý tưởng để dịch bệnh lây lan từ động vật này sang động vật khác và sang chúng ta”.

Thunberg cũng kêu gọi những người trẻ tuổi ở khắp nơi “nên tiêm phòng nếu có cơ hội,” mặc dù họ là nhóm tuổi ít có nguy cơ mắc COVID-19 nhất, để thể hiện “tình đoàn kết với những người trong nhóm nguy cơ (cao)”.

Ngân Hà

Xem thêm: