Trong những động thái đang diễn ra, người dân Hồng Kông và Đài Loan ngày càng cảm thấy số phận họ gắn bó với nhau bằng khát khao bảo vệ nền tự do mong manh trước bá quyền Bắc Kinh. 

hong kong mask3
Ảnh minh họa (Youtube)

Theo BBC, Alex Ko, một thanh niên 23 tuổi Đài Loan đã gây quỹ để mua hơn 2.000 mặt nạ phòng hơi độc cùng mũ bảo hiểm, rồi gửi chúng cho những người biểu tình ở Hong Kong vốn luôn phải đối phó với hơi cay của cảnh sát.

Sống cách Hồng Kông tới 650km và hoàn toàn tách biệt khỏi những cuộc biểu tình đang càn quét Hồng Kông, Alex Ko tham gia vào cuộc biểu tình này theo cái cách mà Bắc Kinh vô cùng lo sợ. 

Tôi chưa bao giờ đến Hồng Kông, nhưng tôi cảm thấy mình không có lý do gì để không quan tâm,” anh nói.

Là một người theo Thiên Chúa giáo, khi thấy mọi người bị tổn thương và bị tấn công, tôi cảm thấy phải giúp đỡ họ. [Và] Là một người Đài Loan, tôi lo ngại rằng chúng tôi có thể là nạn nhân kế tiếp.”

alex ko
Alex Ko, thanh niên Đài Loan mua hơn 2.000 mặt nạ phòng độc và mũ bảo hiểm tặng người biểu tình Hồng Kông (Ảnh: BBC)

Đài Loan trở thành một chính thể độc lập từ sau nội chiến Quốc-Cộng 1949, trong khi đó Hồng Kông được Anh trao trả lại về tay Bắc Kinh vào năm 1997 với lời hứa cho Hồng Kông 50 năm tự trị. Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một hòn đảo ly khai và nhiều lần thề sẽ chiếm lại bằng được, thậm chí nếu phải dùng vũ lực. 

Dự luật dẫn độ do Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga khởi xướng, là một bước đi mới nhất của Bắc Kinh nhằm bóp nghẹt tự do và an toàn của người Hồng Kông. Và giống như Phong Trào Dù Vàng đòi phổ thông đầu phiếu năm 2014, giới trẻ Hồng Kông lại xuống đường. Lần này, họ không chịu khuất phục. 

Song song với việc “thò bàn tay” vào Hồng Kông, Trung Quốc cũng dùng tiền mua chuộc những quốc gia ít ỏi vẫn còn đặt quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Hôm nay (20/9), quốc đảo Thái Bình Dương Kiribati tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc sau những lời hứa hẹn của Bắc Kinh về những món hàng thương mại. Trung Quốc cũng liên tục vung tiền mua truyền thông Đài Loan để tô vẽ hình ảnh đẹp về Bắc Kinh, cũng như “lobby” cho các nhân vật thân Trung Quốc trong chính trường Đài Loan. 

Lo sợ tương lai Đài Loan sẽ giống như Hồng Kông hiện tại, chính phủ của Tổng thống Thái Anh Văn và nhiều người dân Đài Loan đã trở thành người ủng hộ người biểu tình Hồng Kông mạnh mẽ nhất bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. 

“Mặc dù Đài Loan tách biệt với Trung Quốc bởi Eo biển Đài Loan, địa vị chính trị của chúng tôi cũng không phải là Khu vực hành chính đặc biệt như Hong Kong,” Alex Ko nói.

“Chúng tôi không phải là một phần của Trung Quốc, nhưng một ngày nào đó họ có thể xâm lược chúng tôi. Bằng cách gia nhập lực lượng [với Hong Kong], chúng tôi trở nên mạnh hơn. Một ngày nào đó chúng tôi cũng có thể cần sự giúp đỡ của họ.”

Alex Ko cũng khuyến khích người biểu tình ở Hồng Kông sử dụng các biện pháp phi bạo lực và học hỏi kinh nghiệm của Đài Loan về việc sử dụng các biện pháp ôn hòa để đạt được dân chủ.

Tôi nghĩ rằng các biện pháp ôn hòa cần thiết cho người biểu tình,” anh nói. “Nó có thể giúp họ suy nghĩ về loại [xã hội] mà họ muốn Hồng Kông trở thành – an toàn và hòa bình, hoặc bạo lực.”

Hồng Kông, phản đối luật dẫn độ, biểu tình Hồng Kông
Cảnh sát sử dụng hơi cay để xua đuổi người biểu tình. (Ảnh: Vision Times)

Bà Thái Anh Văn là người đầu tiên có những phát ngôn ủng hộ cuộc biểu tình của người Hồng Kông và yêu cầu chính quyền Bắc Kinh hồi đáp yêu cầu dân chủ của người biểu tình, thực hiện lời hứa của họ về việc duy trì các quyền tự do và tự trị cho người dân Hồng Kông. 

Trong khi đó, Bắc Kinh đã cáo buộc Đài Loan đã ‘đổ dầu vào lửa’ trong các cuộc biểu tình Hồng Kông và Mỹ và các thế lực nước ngoài là kẻ đứng sau giật dây tạo ra hỗn loạn ở Hồng Kông.

Đài Loan chưa có luật tị nạn, nhưng ngày càng có nhiều tiếng nói ủng hộ việc thông qua đạo luật nhận người tị nạn đến từ Hồng Kông. 

Lâm Vĩnh Cơ, chủ nhà sách Causeway Bay ở Hồng Kông, đã trốn sang Đài Loan sau khi dự luật dẫn độ được giới thiệu. Trước đó, ông và bốn đồng nghiệp bị Bắc Kinh “bắt cóc” bởi vì bày bán những cuốn sách nhạy cảm chính trị đối với giới lãnh đạo Trung Quốc. Trong một động thái thách thức Trung Quốc, người dân Đài Loan đã quyên góp 174.000 USD để giúp ông Lâm mở lại nhà sách ở Đài Loan. 

Bắc Kinh cũng không ngại trấn áp những người Đài Loan dám ủng hộ cuộc biểu tình, một điều khiến chính quyền Đài Bắc phải phát đi cảnh báo người dân chớ tới Trung Quốc đại lục và Hồng Kông. 

Gần đây, Bắc Kinh đã bắt giữa một doanh nhân Đài Loan Lee Meng-chu, với lý do “tham gia hoạt động đe dọa an ninh quốc gia”, trong khi bạn bè của ông thì cho rằng ông bị bắt vì đã cổ vũ người biểu tình ở Hồng Kông vào 2 ngày trước khi sang Trung Quốc Đại Lục. 

Trong khi đó, Bắc Kinh ra luật cấm khách du lịch tự túc tới Đài Loan, một động thái được cho là nhằm bóp nghẹt ngành du lịch của đảo quốc này. 

Đức Trí

Xem thêm: