Trong khi cuộc chiến Nga – Ukraine đang diễn ra gay gắt, có thông tin cho rằng hơn 500 sinh viên quốc tế đang bị mắc kẹt ở Sumy, thị trấn chỉ cách biên giới phía đông bắc Ukraine 40 km này đã bị quân đội Nga nã pháo trong nhiều ngày.

Embed from Getty Images

Một người đàn ông đi xe đạp qua một tòa nhà bị phá hủy ở Irpin, Ukraine, ngày 3/3/2022. (Ảnh: Getty)

Theo The Guardian, hầu hết các sinh viên là người Nigeria, còn có một số đến từ Ghana, Ethiopia, Angola, Tanzania, Rwanda, Ireland, Ấn Độ, Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo báo cáo, các sinh viên vẫn ở trong 5 tòa ký túc xá kể từ khi Nga xâm lược. Khi mới xảy ra xung đột, nhà trường đã kiến nghị họ ở lại. Nhưng không ngờ, khi cuộc chiến ngày càng trở nên kịch liệt hơn, các chuyến tàu và xe buýt địa phương dừng hoạt động, những con đường và cầu ra khỏi thị trấn bị phá hủy khiến họ bị mắc kẹt trong vùng chiến sự.

Oluwaseun Adefemi, một sinh viên y khoa người Nigeria mới đến Sumy vào tháng 1/2022, cho biết họ sắp hết thức ăn, nước uống và việc đi mua sắm tại các cửa hàng địa phương đã trở lên tương đối nguy hiểm.

Các sinh viên cho biết, họ nghe thấy những tiếng nổ mỗi ngày, khiến họ phải nhanh chóng trốn xuống tầng hầm, đây là nơi “trú ẩn tạm thời” của họ.

Adefemi nói: “Chúng tôi sắp hết thức ăn và nước uống. Những gì chúng tôi có bây giờ chủ yếu là nước soda.”

Giáo hội địa phương vẫn đang nỗ lực để cung cấp thức ăn cho sinh viên, tuy nhiên, khi xung đột ngày càng kịch liệt thì tần suất cung cấp cũng ngày càng ít hơn. Mặc dù đến nay xung đột chủ yếu tập trung vào vùng ngoại ô của thành phố này, nhưng vẫn có những lo ngại về việc quân đội sẽ tấn công vào thành phố.

Adefemi nói rằng nhiều sinh viên thất vọng với nhà trường. 

Anh nói, “Chúng tôi mong đợi thông tin tốt nhất từ ​​nhà trường. Họ bảo chúng tôi ở lại ký túc xá, tích trữ và mua thực phẩm cần thiết cho vài ngày tới. Nếu chúng tôi biết, chúng tôi đã đi đến các thành phố lân cận, nhưng bây giờ chúng tôi đã bị mắc kẹt.”

The Guardian cho biết, trước khi xảy ra xung đột, một số lượng lớn sinh viên quốc tế đang học tập tại Ukraine. Họ bị thu hút bởi học phí và chi phí sinh hoạt thấp. Một số sinh viên cho biết, ban đầu họ quyết định ở lại vì họ sợ nếu rời đi thì sẽ phải học lại các môn học và trả thêm tiền học phí và tiền ăn ở.

Racheal Diyaolu, một sinh viên y khoa 19 tuổi, là 1 trong 3 sinh viên người Ireland. Cô nói rằng cô đang cố gắng giữ tinh thần lạc quan.

Cô nói, mặc dù “những vụ nổ và tiếng súng” bao quanh họ, nhưng các sinh viên được thông báo rằng Sumy vẫn thuộc quyền kiểm soát của Ukraine.

Diyaolu nói: “Chúng tôi tạm thời an toàn, nhưng tình hình có lúc sẽ trở nên rất đáng sợ”. Cô cho biết, trong các cuộc gọi vào tuần trước và hôm thứ Tư, cơ quan ngoại giao của Ireland đã khuyên cô không nên rời đi tại thời điểm này.

Một số tài xế ở Sumy có thể đưa sinh viên đến Poltava, nơi cách thị trấn này 175 km về phía Nam, nhưng chi phí lên tới 1.600 USD, nhiều sinh viên không cách nào trả được mức phí đắt đỏ như thế này.

Ngày 2/3, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, ông Dmytro Kuleba cho biết, một đường dây nóng khẩn cấp đã được thiết lập cho các sinh viên châu Phi, châu Á và các sinh viên khác muốn rời khỏi Ukraine.

Ông nói: “Chúng tôi đang gấp rút làm việc để đảm bảo an toàn cho họ, và đẩy nhanh việc thông hành của họ.” “Nga cần phải chấm dứt hành động xâm lược, việc này ảnh hưởng đến tất cả mọi người chúng tôi.”

Báo Thanh Niên đưa tin, hiện nay du học sinh Việt Nam đang ở Ukraine có 12 người: 4 nữ và 8 nam, 5 người học đại học, 6 người làm nghiên cứu sinh, 1 người học thạc sĩ. Có 6 người đang ở yên tại chỗ trong ký túc xá, 3 người đang trong hầm trú ẩn, 2 người thì đi theo đoàn của Đại sứ quán Việt Nam.

Trong cuộc họp chiều 28/2, ông Nguyễn Hải Thanh, Phó cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GD-ĐT), nói rằng: “Trước mắt, cố gắng đảm bảo sự an toàn cho người Việt tại Ukraine nói chung, các bạn du học sinh nói riêng. Việc các bạn du học sinh sẽ tiếp tục chương trình học như thế nào, sau đó sẽ tính tiếp”.

Sinh viên Trung Quốc trong hầm trú ẩn tại Ukraine:

Trí Đạt (t/h)