Kể từ khi nhất trí thông qua một nghị quyết cách đây vài tuần nhằm ngay lập tức ngừng mua các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc, các quan chức ở một thị trấn phía Đông Nam Michigan đang tiến hành các bước tiếp theo để thực thi theo chính sách mới này.

shutterstock 1476229919
Hàng Made in China (Ảnh: Shutterstock)

“Chúng tôi đã chỉ định một thành viên của hội đồng lãnh đạo chuyên tìm kiếm trên thị trường các sản phẩm do Mỹ sản xuất để thay thế cho các sản phẩm Trung Quốc. Hàng hóa Trung Quốc hiện rất thịnh hành, và cần rất nhiều công sức mới tìm được sản phẩm thay thế sản xuất tại Mỹ, hoặc thậm chí là tại các quốc gia thân thiện với nước ngoài. Thị trấn Worth cam kết thực hiện nỗ lực đó”, ông Walt Badgerow, một giám sát viên tham gia nỗ lực này tại Thị trấn Worth nói với The Epoch Times.

“Ban đầu, chúng tôi chủ yếu là lo lắng về việc mua giấy, đồ dùng văn phòng và thiết bị điện tử nhỏ. Thị trấn của chúng tôi mua rất nhiều giấy sản xuất tại Trung Quốc. Tình trạng này diễn ra vào thời điểm một nhà máy giấy lớn ở gần Port Huron phải đóng cửa, dẫn đến hàng trăm nhân công mất việc. Nhưng nếu đặt đề kinh tế và thương mại sang một bên [và nhìn nhận], thì thật kinh sợ khi đọc các báo cáo về việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lạm dụng những người bất đồng chính kiến.”

“Bỏ tù vô cớ, tra tấn, và thậm chí mổ cướp nội tạng là những hành vi ngược đãi quá mức. Họ có 2 triệu người làm việc trong các trại lao động nô lệ để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ.”

Khi được hỏi liệu ông ấy có chống Trung Quốc (một thuật ngữ mà ĐCSTQ thường sử dụng để chống lại những người chỉ trích nó) hay không, ông Badgerow ngay lập tức phủ nhận điều này.

“Không! Nhưng tôi chống cộng sản. Tôi chống lại băng đảng tội phạm của ĐCSTQ đang cố gắng thôn tính thế giới,” ông khẳng định.

Thủ quỹ Jennifer Woodruff của thị trấn, người đã bỏ phiếu tán thành nghị quyết, cũng nêu rõ quan điểm của bà rằng, nghị quyết nên được xem là ủng hộ Hoa Kỳ, hơn là chống Trung Quốc.

Bà Woodruff nói: “Tôi không coi đó là giải pháp liên quan đến sản phẩm Trung Quốc. Tôi coi đó là giải pháp ‘Made in America’. Tôi luôn ủng hộ việc mua các sản phẩm có xuất xứ từ Hoa Kỳ để thúc đẩy nền kinh tế của chúng ta.”

Minh Ngọc (Theo The Epoch Times)

Xem thêm: