Thượng viện Mỹ hôm thứ Ba (26/3) đã bác bỏ nghị quyết Thỏa thuận Mới Xanh (Green New Deal) do một số thượng nghị sĩ Dân chủ đồng bảo trợ theo khởi xướng của Dân biểu Dân chủ bang New York Ocasio-Cortez.

Embed from Getty Images

Thượng nghị sĩ Ed Markey (thứ hai từ phải sang) phát biểu khi Dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez (thứ 2 từ  trái sang) và những nhà lập pháp Dân chủ khác lắng nghe trong một buổi họp báo tại trước Tòa nhà Quốc hội, tại Washington D.C hôm 7/2/2019. (Ảnh: Alex Wong/Getty Images)

Kết quả bỏ phiếu tại Thượng viện là 0 phiếu ủng hộ, 57 phiếu phản đối (Thượng nghị sĩ Cộng hòa) và 43 phiếu trắng (present) của toàn bộ Thượng nghị sĩ Dân chủ.

Dân biểu xã hội chủ nghĩa Dân chủ Alexandra Ocasio-Coztez đã giới thiệu nghị quyết Thỏa thuận Mới Xanh ra Hạ viện vào ngày 7/2 và trong cùng ngày đó một nghị quyết tương tự được giới thiệu tại Thượng viện bởi Thượng nghị sĩ Ed Markey của bang Massachusetts. Vào tháng Ba, lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell đã lên lịch cho một cuộc bỏ phiếu về nghị quyết này.

Ông McConnell viết trên Twitter rằng người dân Mỹ sẽ thấy những thượng nghị sĩ nào chống lại thỏa thuận và những thượng nghị sĩ nào “cam kết hoàn toàn với hệ tư tưởng cánh tả cực đoan đến mức họ thậm chí không thể bỏ phiếu ‘không’ đối vợi sự tự hủy hoại kinh tế, cái mà giáng đòn nặng vào tầng lớp trung lưu Mỹ.”

Đảng Cộng hòa háo hức để đặt đảng Dân chủ vào kỷ lục khi bỏ phiếu về Thỏa thuận Mới Xanh. Nghị quyết này kêu gọi Quốc hội trao cho chính phủ độc quyền về nghành năng lượng Mỹ để chuyển đổi đất nước này sang giai đoạn chấm dứt hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch.

Thỏa thuận Mới Xanh đưa ra một kế hoạch 10 năm theo kiểu Liên Xô, trong đó sẽ loại bỏ tất cả xe ô-tô chạy xăng ra khỏi đường phố và nâng cấp hoặc thay thế mọi căn nhà dân sinh và tòa nhà thương mại tại Mỹ.

Theo ước tính, Thỏa thuận Mới Xanh sẽ tiêu tốn tiền của người nộp thuế Mỹ lên tới 93 nghìn tỷ USD trong thời gian 10 năm. Để so sánh, toàn bộ chi tiêu chính phủ đã được trù tính cho 10 năm tới là khoảng 66 nghìn tỷ USD.

Tất cả các thượng nghị sĩ Dân chủ chạy đua tổng thống Mỹ 2020 đều đồng bảo trợ cho nghị quyết Thỏa thuận Mới Xanh, trong đó có các thượng nghị sĩ Bernie Sanders, Kamala Harris, Elizabeth Warren, Cory Booker, Kirsten Gillibrand và Amy Klobuchar.

Cựu Thống đốc bang Colorado John Hickenlooper đã trở thành ứng viên tổng thống Dân chủ đầu tiên phản đối chương trình xã hội chủ nghĩa nêu trên. Ông Hickenlooper viết trên tờ Washington Post rằng chương trình đó sẽ trao cho chính phủ quá nhiều quyền lực về các quyết định đầu tư. Để thúc đẩy những đổi mới cần thiết nhằm kiềm chế biến đổi khí hậu, “chính phủ không được bác bỏ khu vực tư nhân.”

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham nói với báo giới rằng trong bữa trưa 26/3 ông đã thảo luận với Tổng thống Trump về Thỏa thuận Mới Xanh. Ông Graham cho biết ông Trump đã nhắn gửi các thượng nghị sĩ Cộng hòa rằng: “Hãy đảm bảo rằng các bạn không giết nó quá nhiều vì tôi muốn chạy [chiến dịch tranh cử] chống lại nó.”

Theo một cuộc khảo sát do hãng Harris thực hiện, 2/3 người Mỹ xem Thỏa thuận Mới Xanh là một chính sách xã hội chủ nghĩa lớn. Một cuộc khảo sát khác chỉ ra rằng 43% người Mỹ nói rằng họ có thể không bầu cho một ứng viên tổng thống ủng hộ Thỏa thuận Mới Xanh, trong khi 30% người nói rằng họ sẽ bỏ phiếu cho ứng viên ủng hộ chính sách xã hội chủ nghĩa này.

Đảng Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Mỹ – nhóm các nhà hoạt động xã hội chủ nghĩa lớn nhất tại Mỹ và đảng Cộng sản Mỹ đều ủng hộ Thỏa thuận Mới Xanh.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo Seth Meyers của kênh NBC, Dân biểu Ocasio-Cortez đã chỉ ra rằng Thỏa thuận Mới Xanh là một nghị quyết hơn là một dự luật. Dân biểu New York mô tả chương trình này là một tầm nhìn rộng lớn cho việc giải quyết biến đổi khí hậu. Dân biểu Ocasio-Cortez sau đó liệt kê nhiều chính sách xã hội chủ nghĩa khác cũng là một phần của tầm nhìn này, trong đó có “Chăm sóc sức khỏe Toàn dân” và miễn học phí tại các trường đại học công lập.

Đảng Cộng hòa xem Thỏa thuận Mới Xanh là dấu hiệu của một sự chuyển sang cực tả trong nội bộ đảng Dân chủ và họ đã coi một cuộc bỏ phiếu về nghị quyết này như là cơ hội để cho công chúng thấy đảng Dân chủ nghĩ gì về chương trình xã hội chủ nghĩa này.

Xuân Thành