Sau nhiều năm lấy Trung Quốc làm trung tâm để nhào nặn chiến lược tại châu Á, giờ đây nước Đức bất ngờ chấm dứt chiến lược này để chuyển hướng tập trung đẩy mạnh xây dựng quan hệ với các nước dân chủ như Nhật Bản và Hàn Quốc. Truyền thông Nhật Bản cho rằng, động thái này tương đương với việc chấm dứt “tuần trăng mật” của ngoại giao Đức – Trung.

li khac cuong Angela Merkel shutterstock 1131512717
Thủ tướng Đức Merkel và Thủ tướng ĐCSTQ Lý Khắc Cường gặp nhau tại Berlin vào ngày 9/7/2018 (Ảnh: photocosmos1 / Shutterstock).

Theo tờ Nikkei (Nhật Bản), thực trạng thay đổi này cho thấy toàn Liên minh châu Âu (EU) đã tỉnh táo cảnh giác hơn về tình trạng phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc cũng như tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

“Chúng tôi muốn giúp định hình trật tự toàn cầu trong tương lai dựa trên các quy tắc và hợp tác quốc tế chứ không phải dựa trên luật của kẻ mạnh.”, ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết vào tuần trước, “Đây là lý do tại sao chúng tôi tăng cường hợp tác với các nước chia sẻ các giá trị dân chủ và tự do của chúng tôi”.

Từ bỏ chính sách thân Trung Quốc của bà Merkel

Ngày 1/9, Đức đã thông qua tiêu chuẩn chính sách mới về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhấn mạnh tầm quan trọng của nhà nước pháp quyền và thúc đẩy thị trường mở trong khu vực. Chiến lược này phù hợp cách tiếp cận của Pháp, Nhật Bản, Úc và các nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Lâu nay Đức không có chiến lược trực tiếp ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhưng thời điểm này lại công bố chính sách như vậy nên đã khơi dậy quan tâm và thảo luận rộng rãi trong cộng đồng quốc tế. Một số cơ quan truyền thông Đức cho rằng, Đức hy vọng bằng cách tăng cường hợp tác với các nước khác trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương để giảm thiểu tình trạng phụ thuộc vào Trung Quốc (ĐCSTQ).

Trong ngoại giao của Berlin ở châu Á thì lâu nay Trung Quốc vẫn là trọng tâm, hầu như năm nào Thủ tướng Đức Merkel cũng đến thăm Trung Quốc. Trong hoạt động thương mại của Đức tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thì Trung Quốc chiếm 50%.

Nhưng cho đến nay Đức vẫn chưa mở cửa thị trường Trung Quốc như mong đợi. Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) buộc các công ty Đức hoạt động tại Trung Quốc phải bàn giao công nghệ. Để giải quyết những vấn đề này, EU hy vọng sẽ đạt được một hiệp ước đầu tư với Bắc Kinh, nhưng các cuộc đàm phán liên quan đã bị đình trệ. Điều này khiến lo ngại của EU liên quan đến phụ thuộc Trung Quốc (ĐCSTQ) về kinh tế trầm trọng thêm.

Đồng thời, việc ĐCSTQ thực thi Luật An ninh Quốc gia ở Hồng Kông và cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) bằng cách thiết lập các trại tập trung đã làm dấy lên chỉ trích ngày càng tăng từ cộng đồng quốc tế, dẫn đến nội bộ nước Đức ngày càng phản đối chính sách thân Trung Quốc của bà Merkel.

Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Berlin đã áp dụng một cách tiếp cận cứng rắn hơn đối với ĐCSTQ, bao gồm phản bác dự án cơ sở hạ tầng “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ vì làm cho các nước tham gia ngày càng chìm vào bẫy nợ khổng lồ.

Trong khi doanh giới Đức cũng không ngừng lo lắng về hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc và vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của họ. Đặc biệt như thương vụ vào năm 2016 khi nhà sản xuất thiết bị điện của Trung Quốc là Midea mua lại nhà sản xuất robot Kuka của Đức đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trong chính quyền Đức. Họ lo lắng sau thương vụ này, bí quyết công nghệ quý giá của Kuka sẽ được chuyển giao cho phía Trung Quốc.

Chỉ trong hai năm sau khi mua lại Kuka, Midea đã tăng quyền kiểm soát bộ máy quản lý Kuka. Theo nội bộ của công ty này tiết lộ thì Midea muốn tiếng nói của họ lớn hơn. Midea cũng cho thay chức vụ Giám đốc điều hành do Till Reuter người Đức nắm giữ.

Lúc đầu, Midea thông báo sẽ cử hai người vào hội đồng quản trị, nhưng sau đó ban giám đốc gồm sáu người của Kuka thì bốn người là người Trung Quốc. Tuy nhiên, chiến lược thay đổi của công ty đã làm mất nhiều nhân viên xuất sắc.

Thương vụ thâu tóm Midea khiến Đức ngày càng ý thức cao hơn vấn đề tăng cường rà soát các thương vụ mua lại của nước ngoài.

Hợp tác Đức – Pháp định vị chiến lược EU –  Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Mặc dù Trung Quốc là thị trường quan trọng đối với các nhà sản xuất ô tô Đức như Volkswagen, Daimler và BMW, nhưng toàn bộ EU dường như đang đánh giá lại quan hệ với Trung Quốc. Năm 2019, EU xác định ĐCSTQ là “đối thủ cạnh tranh chiến lược”. Ông Patrick Koellner thuộc Viện Nghiên cứu Khu vực và Toàn cầu của Đức (German Institute for Global and Area Studies) cho rằng EU đã thay đổi chiến lược tỉnh táo hơn đối với Bắc Kinh.

Ngày 15/5, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU là ông Josep Borrell đã công bố bài viết trên một số tờ báo của EU, cáo buộc ĐCSTQ đang cố gắng gây chia rẽ quan điểm giữa 27 nước thành viên EU để phục vụ các mưu đồ riêng của họ. Ông kêu gọi các nước thành viên hãy đoàn kết cùng nhau.

Trong bài viết, ông Borrell cho biết trong những năm gần đây quan hệ EU – Trung Quốc không ngừng biến động theo xu thế Trung Quốc (ĐCSTQ) vươn ra toàn cầu, ngày nay mối đe dọa từ viêm phổi Vũ Hán do coronavirus mới đang ảnh hưởng đến sự thay đổi này.

“Tóm lại, lập trường của EU đã bắt đầu thực tế và tự tin hơn. Đồng thời, chúng tôi cũng tăng cường hợp tác với các đối tác lớn khác của châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ”.

Đức có kế hoạch hợp tác với Pháp để xây dựng chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cho toàn bộ khối EU. Mục tiêu của Berlin là có được sự ủng hộ của các nước thành viên EU để tăng cường ảnh hưởng của Đức trong kế hoạch này.

Bộ trưởng Ngoại giao ĐCSTQ Vương Nghị vừa có chuyến thăm EU nhưng chuyến đi không hiệu quả, thậm chí còn làm nổi bật thực trạng rạn nứt ngày càng tăng giữa EU và Trung Quốc.

Vốn dĩ trong thế trận xung đột Mỹ – Trung vô cùng căng thẳng hiện nay, ông Vương Nghị muốn lôi kéo các nước EU về cùng phe, nhưng đã không thành công. Do thái độ hung hăng kiểu ngoại giao “sói chiến” công khai đe dọa nghị sĩ Cộng hòa Séc đến thăm Đài Loan đã khiến cả Đức và Pháp đều tức giận.

Khi ông Vương Nghị thăm Đức, Ngoại trưởng Đức Maas đã thẳng thắn đáp trả, cảnh báo ông Vương Nghị rằng “đe dọa và uy hiếp không có chỗ đứng ở châu Âu.”, cũng thẳng thắn nêu rõ quan điểm của Chính phủ Đức về các vấn đề Hồng Kông, người Duy Ngô Nhĩ và Đài Loan. Ông Maas nhắc lại lập trường của EU và hy vọng rằng ĐCSTQ sẽ hủy bỏ “Luật An ninh quốc gia tại Hồng Kông”. Ông đề nghị Liên Hiệp Quốc tổ chức phái đoàn điều tra độc lập để điều tra thực địa vấn đề Tân Cương.

Lâm Nghiên / Epoch Times

Xem thêm: