Thống đốc bang Texas Greg Abbott đã ký thông qua một dự luật hôm thứ Ba (15/6), trong đó ngăn cản việc giảng dạy Lý thuyết chủng tộc phê phán (CRT) và Dự án 1619 tại các trường công lập ở tiểu bang này.

Embed from Getty Images

Ông Abbott không đưa ra bất kỳ bình luận nào khi ký dự luật, nhưng thống đốc Đảng Cộng hòa cho biết ông ủng hộ dự luật này. Dự luật sẽ có hiệu lực vào ngày 1/9 sắp tới.

“Người dân Texas hoàn toàn bác bỏ những triết lý ủng hộ rằng một chủng tộc hoặc giới tính này ưu việt hơn chủng tộc khác, và cá nhân nào đó, do chủng tộc hoặc giới tính của họ, nên bẩm sinh đã phân biệt chủng tộc, áp bức hoặc phân biệt giới tính,” Phó Thống đốc Dan Patrick nhấn mạnh khi dự luật đã được Thượng viện tiểu bang thông qua vào tháng trước.

Ông nói thêm: “Những khái niệm ghê tởm này đang bùng phát trong văn hóa của chúng ta, nhằm chia rẽ chúng ta. Thật không may, chúng đang xuất hiện trong các lớp học ở Texas, ngay cả ở các trường tiểu học.”

Dự luật HB 3979 không đề cập trực tiếp đến lý thuyết chủng tộc phê phán, nhưng lại cấm quảng bá và giảng dạy các lý niệm có liên quan hoặc gần với lý thuyết này trong các trường học và cơ sở đào tạo các cơ quan nhà nước.

HB 3979 có các điều khoản để giải quyết các quan niệm liên quan đến lý thuyết này, bao gồm một điều khoản quy định rằng giáo viên và các nhân viên nhà nước không bị “bắt buộc phải tham gia vào việc đào tạo, định hướng hoặc thể hiện bất kỳ hình thức phân biệt chủng tộc hoặc định kiến ​​giới tính hoặc đổ lỗi cho nền tảng chủng tộc hoặc giới tính”.

Ngoài ra, các giáo viên, quản trị viên và nhân viên cơ quan nhà nước cũng có thể không phải tham gia các khóa học liên quan đến khái niệm rằng “một chủng tộc hoặc giới tính vốn đã vượt trội so với chủng tộc hoặc giới tính khác”, rằng “một cá nhân, do chủng tộc hoặc giới tính của họ, nên bẩm sinh đã phân biệt chủng tộc, áp bức hoặc phân biệt giới tính, cho dù là có ý thức hay vô thức”.

“Các giáo viên hiện đang ở trong thập kỷ của lý thuyết chủng tộc phê phán,” Dân biểu Cộng hòa tiểu bang Texas Steve Toth nói với National Review. “Họ đang liên hệ với tôi để chia sẻ những ví dụ về việc họ bị đe dọa, rằng nếu họ không dạy lý thuyết chủng tộc phê phán, họ sẽ mất việc.”

Thêm nữa, giáo viên hoặc khu học chánh cũng không được đưa những gì liên quan đến Dự án 1619 vào chương trình học. 

“Dự án 1619” do New York Times thúc đẩy đã cố gắng tập trung lịch sử Mỹ vào những ảnh hưởng của chủ nghĩa nô lệ và những đóng góp của những cá nhân da đen. Người viết dự án này đầu năm nay đã được trao giải thưởng báo chí Pulitzer. Dự án này tuyên bố Cách mạng Mỹ là cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ nghĩa nô lệ chứ không phải vì tự do cá nhân và các quyền tự nhiên. 

Dự luật liệt kê một loạt các văn bản lịch sử có thể được giảng dạy trong các lớp học, chẳng hạn như các văn bản về lập quốc Hoa Kỳ và bài phát biểu “Tôi có một giấc mơ” của Martin Luther King Jr.

Dự luật cũng ngăn các giáo viên và khu học chánh yêu cầu hoặc cấp tín dụng cho học sinh trong các hoạt động chính trị, còn được gọi là “hành động công dân” hoặc “công dân phản kháng.” Các nhà phê bình nhìn nhận rằng, loại hình giáo dục công dân này đang dạy trẻ em cách phản kháng.

Các khoản tài trợ tư nhân cho các khóa học hoặc chương trình giảng dạy kết hợp với “hành động công dân” cũng bị cấm.

Hiện tại, Đảng Cộng hòa trên toàn quốc đang cố gắng ngăn cản việc giảng dạy lý thuyết chủng tộc phê phán trong các lớp học. Nhiều tiểu bang đã thông qua hoặc ban hành các dự luật và lệnh hành pháp tương tự.

Những người ủng hộ lý thuyết chủng tộc phê phán gọi các biện pháp như vậy là “kiểm duyệt các cuộc thảo luận” và tuyên bố rằng lý thuyết này giúp trẻ em “suy nghĩ chín chắn” về nạn phân biệt chủng tộc đã từng diễn ra trong lịch sử Hoa Kỳ.

Tuần trước, ông Abbott đã ký một đạo luật thành lập Dự án 1836, một ủy ban cố vấn được thiết kế để “thúc đẩy giáo dục lòng yêu nước và nâng cao nhận thức về các giá trị của Texas”.

Mới đây, ngày 14/6, một nhóm các Dân biểu Cộng hòa tại Hạ viện đã công bố dự luật nhằm ngăn chặn việc sử dụng quỹ liên bang vào việc giảng dạy Dự án 1619 trong các trường công lập.

Minh Ngọc (T/h)

Xem thêm: