Hôm 20/5, Thống đốc bang Georgia Brian Kemp đã ra lệnh cho các trường học không giảng dạy Thuyết Chủng tộc Phê phán, gọi đó là một “tư tưởng nguy hiểm”. Động thái này diễn ra trong lúc nhiều bang khác cũng đang đưa ra dự luật đề xuất lệnh cấm giảng dạy thuyết này trong các trường phổ thông.

Embed from Getty Images

Trong một bức thư ngỏ gửi Bộ Giáo dục tiểu bang, Thống đốc Kemp cho biết ông biết được thông tin từ các phụ huynh và học sinh ở Georgia là họ đang“cực kỳ lo lắng” về việc giảng dạy Thuyết Chủng tộc Phê phán tại bang.

Ông cũng chỉ trích quy định của chính quyền Biden khuyến khích giảng dạy các chương trình đề cập đến chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và đa dạng sắc tộc bằng nguồn tiền tài trợ.

“Hơn nữa, điều lố bịch là chính quyền Biden đang cân nhắc việc sử dụng tiền thuế của người dân để thúc đẩy một chương trình nghị sự đảng phái trắng trợn trong các trường học ở Georgia,” ông Kemp viết trong thư ngỏ. “Các bậc phụ huynh, nhà giáo dục và cộng đồng địa phương tại tiểu bang Cây đào này (Georgia còn được gọi là tiểu bang Cây đào vì là nơi trồng đào nổi tiếng ở Mỹ) biết cách tốt nhất để giáo dục học sinh của họ, chứ không phải chính phủ liên bang.”

Lãnh đạo đảng Cộng hòa của tiểu bang cũng nói các trường học ở Georgia cần tập trung vào việc cung cấp “nền giáo dục chất lượng cao nhất cho mỗi trẻ em” và không đưa “ảnh hưởng đảng phái hoặc chính trị” vào chương trình giảng dạy.

Sau đó ông nói thêm: “Các thành viên Bộ Giáo dục tiểu bang: Tôi khẩn cấp kêu gọi các bạn thi hành lập tức các bước đi để bảo đảm Thuyết Chủng tộc Phê phán và hệ tư tưởng nguy hiểm của nó không bén rễ vào các tiêu chuẩn hoặc chương trình giáo dục của tiểu bang chúng ta.” 

Thuyết Chủng tộc Phê phán đã dần phổ biến trong những thập kỷ gần đây thông qua các học viện, cơ cấu chính phủ, hệ thống trường học và các doanh nghiệp trên thế giới. Lý thuyết này xác định lại lịch sử loài người như một cuộc đấu tranh giữa “những kẻ áp bức” (người da trắng) và “những người bị áp bức” (những người khác), tương tự đối với việc chủ nghĩa Marx đúc kết lịch sử thành cuộc đấu tranh giữa “giai cấp tư sản” và “giai cấp vô sản”. Nó còn gán nhãn cho các thể chế xuất hiện trong các xã hội đa số da trắng là phân biệt chủng tộc và “người theo chủ nghĩa tối thượng của người da trắng”.

Giống như chủ nghĩa Marx, lý thuyết này ủng hộ việc phá hủy các thể chế, chẳng hạn như hệ thống tư pháp phương Tây, kinh tế thị trường tự do và các tôn giáo chính thống, đồng thời yêu cầu thay thế chúng bằng các thể chế phù hợp với hệ tư tưởng lý thuyết chủng tộc phê phán.

Những người ủng hộ học thuyết này cho rằng nó sẽ giúp xã hội giải quyết các vấn đề phân biệt chủng tộc và những thiên kiến khác, nhưng các nhà phê bình tin là nó chỉ gây chia rẽ.

Cựu Tổng thống Donald Trump gọi Thuyết Chủng tộc Phê phán là “phi Mỹ” và một số tiểu bang do Đảng Cộng hoà lãnh đạo đã cấm giảng dạy thuyết này tại các trường học từ vài tháng qua.

Thống đốc bang Idaho Brad Little hôm 6/5 đã ký ban hành luật nhằm ngăn chặn việc giảng dạy Thuyết Chủng tộc Phê phán trong các trường phổ thông và đại học của tiểu bang. Đạo luật đã được cả Hạ viện và Thượng viện tiểu bang thông qua. 

Đạo luật cấm các giáo viên giảng dạy cho học sinh về các hệ thống tín ngưỡng lập luận rằng thành viên thuộc một chủng tộc, giới tính, quốc tịch, tôn giáo và dân tộc theo bất cứ cách nào là thấp kém hơn hay cao quý hơn so với các nhóm khác.

North Carolina đã giới thiệu một dự luật tương tự tại Hạ viện tiểu bang hôm 11/5 khi các nhà lập pháp đang tìm cách cùng các tiểu bang do Đảng Cộng hoà lãnh đạo phản đối động thái đưa Thuyết Chủng tộc Phê phán vào chương trình giảng dạy.

Xuân Lan 

Xem thêm: