Embed from Getty Images

Trong thời điểm Nga xâm lược quân sự vào Ukraine, Tổng thống Nga Putin phát biểu trong phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế St.Petersburg (SPIEF) 2022 tại St.Petersburg – Nga ngày 17/6/2022.  (Nguồn: Getty)

Mỹ cho hay, gói viện trợ quân sự gần 3 tỷ USD cho Ukraine trong tương lai không liên quan trực tiếp đến cuộc chiến xâm lược của Nga đối với Ukraine. Các hệ thống vũ khí khác nhau trong gói viện trợ này có thể cần thời gian vài tháng để chuyển tới, trong khi có thể kéo dài nhiều năm. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề. Điều quan trọng là Mỹ cần cho kẻ xâm lược Nga hiểu rằng quyết tâm ủng hộ Ukraine của Mỹ sẽ không bao giờ ngưng lại.

“Vladimir Putin dường như tin rằng Nga có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến lâu dài: Nga có quyết tâm lâu dài hơn ý chí chiến đấu của người Ukraine và của cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ Ukraine”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Colin Kahl của Mỹ cho biết tại một cuộc họp giao ban của Lầu Năm Góc.

“Gói [viện trợ từ Mỹ]… này cho thấy đó là một tính toán sai lầm khác của Nga”.

Ông Kahl lưu ý rằng bất chấp những thất bại trên chiến trường và thành tích kém cỏi của hầu hết lính nghĩa vụ, ông Putin không có dấu hiệu từ bỏ các mục tiêu chiến lược tổng thể là chiếm hầu hết lãnh thổ Ukraine, lật đổ Chính phủ Ukraine và đưa Ukraine trở thành một phần của Đế chế Nga mới.

“Những gì ông ta làm là kéo dài thời gian biểu, thừa nhận đây là (tiến trình) ngoài kế hoạch của ông ta”, Thứ trưởng Kahl của Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định về trò duy trì chiến tranh của ông Putin. “Lý thuyết chiến thắng của ông ta là đợi cho đến khi đối phương nản chí”.

“Ông ta có thể đợi người Ukraine bỏ cuộc vì họ sẽ kiệt sức và cạn kiệt; ông ta có thể đợi chúng tôi bỏ cuộc vì chúng tôi sẽ chuyển sự chú ý sang nơi khác; ông ta có thể đợi người châu Âu bỏ cuộc vì giá năng lượng cao hoặc bất cứ điều gì khác”…

Nhưng toan tính chiến lược của ông Putin dường như khó thành hiện thực. Hành động của Mỹ thực sự gửi một thông điệp rõ ràng rằng ông nên được cảnh báo, thay đổi tính toán và bắt đầu chiến lược đàm phán ngừng bắn.

Nhưng cho dù Nga thực hiện theo cách nào – tiếp tục chiến tranh xâm lược hay tổ chức đàm phán, Thứ trưởng Lầu Năm Góc Kahl chỉ ra rằng trong tương lai, Ukraine vẫn luôn cần một quân đội hùng mạnh, và đây là viện trợ vững chắc của Mỹ dành cho Ukraine.

Ông Kahl nói: “Gói viện trợ này không giả định bất kỳ kết quả cụ thể nào của cuộc xung đột Ukraine”.

“Vì vậy, ví dụ nếu chiến tranh tiếp tục trong nhiều năm, vậy thì gói viện trợ này có liên quan. Nhưng nếu một lệnh ngừng bắn hoặc một giải pháp hòa bình đạt được, thì kịch bản này vẫn phù hợp vì Ukraine cần có khả năng tự vệ và ngăn chặn các cuộc xâm lược trong tương lai”.

Hôm thứ Tư (24/8), chính quyền Tổng thống Biden đã công bố đợt viện trợ quân sự mới nhất cho Ukraine, ước tính trị giá 2,98 tỷ USD.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Kahl cho biết: “Việc chuyển giao gói hỗ trợ quân sự này của Mỹ sẽ bắt đầu trong những tháng tới và sẽ tiếp tục trong nhiều năm tới. Mặc dù nhiều khả năng trong số này không được thiết kế để góp phần trực tiếp vào cuộc chiến ngày nay, nhưng chúng sẽ là xương sống của một quân đội Ukraine mạnh mẽ trong tương lai để luôn có khả năng bảo vệ Ukraine”.

Khoản viện trợ quân sự bao gồm việc bổ sung thêm 6 hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến kèm nguồn đạn dược bổ sung: Hệ thống Phòng thủ NASAMS.

Nassams là hệ thống phòng không trên mặt đất do công ty quốc phòng cùng hàng không vũ trụ Aerospace và công ty quốc phòng Raytheon của Mỹ tạo ra, nhằm chống lại máy bay không người lái và tên lửa hành trình.

Nasamus là hệ thống phòng thủ hiện đại nhất có thể tùy chỉnh, tối đa hóa khả năng để xác định tiêu diệt các máy bay cùng máy bay không người lái và khả năng đe dọa tên lửa hành trình mới nổi mà đối phương đang không ngừng phát triển”, công ty Raytheon cho biết trong một buổi giới thiệu sản phẩm.

Hệ thống phòng không Nassams là một hệ thống vũ khí tiên tiến rất cần thiết ở Ukraine, có thể phòng thủ hiệu quả trước các cuộc bắn phá tên lửa quy mô lớn và dữ dội vào các thành phố lớn và các khu định cư của lực lượng Nga xâm lược.

Trong khi đảm bảo khả năng phòng thủ hiệu quả của Ukraine, Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp hệ thống phóng tên lửa cơ động cao Haimas phát huy sức mạnh lớn trên chiến trường Ukraine. Mỹ không nêu rõ số lượng viện trợ trong danh sách viện trợ, nhưng đánh dấu cụ thể vào “hệ thống tên lửa dẫn đường bằng laser” để nhấn mạnh tính ưu việt của hệ thống pháo tên lửa.

Ngoài ra, Mỹ sẽ cung cấp tới 245.000 viên đạn pháo 155mm, 65.000 viên đạn cối 120mm, 24 radar chống pháo, cùng tài trợ cho đào tạo, bảo trì và duy trì.

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ người dân Ukraine tiếp tục đấu tranh bảo vệ chủ quyền của họ. Là một phần của cam kết này, tôi tự hào thông báo khoản hỗ trợ an ninh lớn nhất mà chúng tôi đã cung cấp cho đến nay: khoảng 2,98 tỷ USD vũ khí và thiết bị sẽ thông qua sáng kiến ​​Hỗ trợ An ninh Ukraine”, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết trong một tuyên bố. “Điều này sẽ giúp Ukraine có được các hệ thống phòng không, hệ thống pháo và đạn dược, hệ thống chống máy bay không người lái và radar để đảm bảo rằng Ukraine có thể tiếp tục tự vệ trong dài hạn”.