Các lãnh đạo Châu Âu hôm thứ Tư (11/3) đưa ra các cảnh báo trần trụi trong cuộc chiến chống lại virus viêm phổi Vũ Hán mà nay đã được WHO coi là đại dịch. Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng tới 70% dân số có thể mắc bệnh trong khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng dịch bệnh ở nước ông mới chỉ chớm bắt đầu.

merkel
Thủ tướng Đức Angela Merkel tổ chức buổi họp báo đầu tiên về dịch viêm phổi Vũ Hán COVID-19 hôm 11/3 (Youtube)

Tại Hungary, chính phủ đã tuyên bố tình trạng khủng hoảng quốc gia và ra lệnh cấm khách du lịch đến từ Ý, Trung Quốc, Hàn Quốc và Iran.

Thứ trưởng Y tế Anh Nadine Dorries đã bị xác nhận nhiễm nCoV, sau khi có biểu hiện triệu chứng viêm phổi trong ngày bà tham gia sự kiện cùng với Thủ tướng Boris Johnson.

Theo WHO, số ca nhiễm bệnh trên khắp Châu Âu đã là hơn 18.000 ca, hơn 700 người chết vì virus Vũ Hán, trong đó phần lớn là ở Ý.

Trong buổi họp báo đầu tiên về dịch bệnh ở Berlin, bà Merkel thẳng thừng cho biết:

Một khi virus đến Đức, và chúng ta không có bất kỳ một sự miễn dịch nào trong toàn bộ dân số, cũng như vẫn chưa có phương án nào về vắc-xin hay biện pháp điều trị, thì một tỷ lệ phần trăm rất cao các chuyên gia nói rằng từ 60% đến 70% dân số sẽ bị nhiễm bệnh”.

Lothar Wieler, giám đốc viện nghiên cứu dịch tễ liên bang Đức, đứng cạnh bà Merkel trong buổi họp báo, mở rộng thêm lời của bà Merkel rằng “60-70% dân số thế giới có thể sẽ nhiễm virus”.

Nó có thể mất hàng tháng, hàng năm để lan rộng ra khắp nước ta”, ông Wieler nói.

Thủ tướng Đức cho rằng chìa khóa để chống virus nằm ở việc kiềm chế tốc độ lây lan của virus nhằm “giành lấy thời gian” sao cho đỉnh dịch có thể bị trì hoãn đến khi các nhà khoa học tìm ra được biện pháp đặc trị hoặc vắc-xin.

Bà Merkel kêu gọi  người Đức thông cảm cho các biện pháp của chính phủ như cấm khán giả đến sân vận động là để giúp “đảm bảo rằng những người già, người ốm không bị nhiễm bệnh”.

“Chúng ta phải quan tâm tới nhóm người này”, bà nói.

Theo SCMP, Đức đã đưa ra hệ thống rà soát đối với việc xuất khẩu thiết bị y tế trong hoàn cảnh nhu cầu trong nước tăng cao.

“Nó không có nghĩa là chúng ta sẽ không xuất khẩu bất cứ thứ gì vào lúc này nữa. Chúng tôi chỉ muốn kiểm soát kỹ xuất khẩu để đảm bảo rằng hàng hóa đi đến tay đúng người, là những người thực sự cần chúng”, bà nói.

Tổng thống Pháp Macron thì cho hay Pháp mới chỉ ở điểm “chớm bắt đầu của dịch bệnh”. Theo thống kê chính thức, Pháp đã có hơn 1.600 người nhiễm bệnh và 30 ca tử vong, con số lớn thứ 2 tại Châu Âu chỉ sau Ý.

Đan Mạch cũng đóng cửa toàn bộ trường học và đại học sau khi số lượng ca nhiễm COVID-19 tăng 10 lần kể từ thứ 2, theo Reuters.

Trong khi đó, Ý ra lệnh siết chặt phong tỏa toàn quốc, đóng cửa tất cả cửa hàng, quán bar trong vòng ít nhất 2 tuần, trừ cửa hàng bán nhu yếu phẩm và thuốc. Số ca nhiễm mới và tử vong vì COVID-19 tại quốc gia này tiếp tục tăng mạnh: 196 ca tử vong/ hơn 2.000 ca nhiễm mới, bất chấp chính phủ đã ra lệnh phong tỏa nhiều hoạt động toàn quốc cho đến ít nhất tháng 4.

Chúng ta sẽ chỉ có thể thấy hiệu quả của những nỗ lực to lớn này trong vòng vài tuần lễ nữa”, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte nói.

Ủy ban Châu Âu EC cho hay họ đang “thu mua trang thiết bị bảo hộ có trên thị trường và các thiết bị hỗ trợ hô hấp cũng như gia tăng sản xuất và khả năng phân phối”.

EC cũng sẽ thành lập một đội ngũ gồm các nhà khoa học dịch tễ và virus học từ các nước thành viên khác nhau để soạn thảo các chỉ dẫn y tế ở cấp độ Châu Âu.

Đức Trí

Xem thêm: