Hai ngày trước khi Thế vận hội mùa đông bắt đầu, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ông không có ý định đến Bắc Kinh dự Olympic, chấm dứt những đồn đoán về quyết định của ông.

Embed from Getty Images

“Tôi không có kế hoạch di chuyển. Quý vị không thể cho rằng tôi sẽ đột ngột xuất hiện và nói: “Xin chào, tôi đây”, ông Scholz cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình ZDF vào cuối ngày thứ Tư.

Trước đó, ông Scholz đã bỏ ngỏ việc đến Thế vận hội trong nhiều tuần, ngay cả khi các nước phương Tây khác tuyên bố tham gia cuộc tẩy chay ngoại giao do Hoa Kỳ dẫn đầu do quan ngại về nhân quyền của ĐCSTQ.

Hoa Kỳ đã lên án chính quyền Trung Quốc vì “cuộc diệt chủng đang diễn ra và tội ác chống lại loài người ở Tân Cương” đối với người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo khác.

Úc, Canada, Anh, New Zealand, Đan Mạch và Hà Lan đã tham gia theo lời kêu gọi của Hoa Kỳ, nhưng Đức vẫn tỏ ra thận trọng.

Nhật Bản cũng không cử phái đoàn nào từ chính phủ, nhưng không gọi đó là một cuộc tẩy chay ngoại giao.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock và Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser cho biết vào tháng 12 năm ngoái rằng họ sẽ không đến Bắc Kinh, nhưng mô tả đây là quyết định cá nhân không liên quan gì đến quan điểm của chính phủ.

Hồi đầu tháng 10 năm ngoái, ngay sau khi ông Olaf Scholz, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhanh chóng gửi một lời nhắn chúc mừng, trong đó nói rằng Trung Quốc và Đức nên tìm kiếm sự tôn trọng lẫn nhau và các điểm chung trong khi chấp nhận những khác biệt giữa hai bên.

Theo hãng tin nhà nước Tân Hoa xã, ông Tập coi quan hệ của Trung Quốc với Đức là cốt lõi trong việc điều hướng sự hợp tác tổng thể của Trung Quốc với châu Âu.

Hôm 21/12, ông Tập đã thúc giục Berlin “đóng một vai trò tích cực trong việc ổn định mối quan hệ giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu”.

Ông Tập nhắc nhở ông Scholz rằng Trung Quốc từng là đối tác thương mại lớn nhất của Đức trong 5 năm qua và hai nước được hưởng lợi đáng kể từ sự phát triển kinh tế của nhau. Ông nói thêm rằng hai bên có thể hợp tác với nhau trong các lĩnh vực mới nổi, bao gồm năng lượng mới, nền kinh tế xanh và kỹ thuật số.

Ông Tập cũng nói Trung Quốc và Đức nên hợp tác hơn nữa trong các vấn đề quốc tế, bao gồm cuộc chiến chống đại dịch, phân phối công bằng vắc-xin COVID-19, cũng như khôi phục kinh tế sau đại dịch, biến đổi khí hậu và xóa đói giảm nghèo.

“Chúng ta nên kiên quyết giải quyết các điểm nóng trong khu vực thông qua đối thoại, tuân theo và… kiên quyết phản đối mọi hình thức thực hành bá quyền và tâm lý chiến tranh lạnh”, ông Tập nói khi đó mà không đề cập đến Mỹ.

Bắc Kinh ngày càng lo lắng về một sự thay đổi có thể xảy ra ở Berlin so với chính sách thân thiện của cựu Thủ tướng Angela Merkel đối với Trung Quốc.

Bà Merkel đã nuôi dưỡng mối quan hệ với Trung Quốc trong 16 năm làm thủ tướng Đức và được ông Tập mô tả như một “người bạn cũ” trong cuộc gặp trực tuyến cuối cùng của ông với bà vào tháng 10, khi ông thúc giục bà tiếp tục ủng hộ hợp tác Trung – Đức và Trung – Âu. 

Nhưng dưới chính quyền mới, được cho là bao gồm nhiều thành phần có quan điểm cứng rắn với Bắc Kinh, quan hệ với Đức dường như trở nên không chắc chắn. 

Lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc được thể hiện rõ trong thỏa thuận lập chính phủ liên hiệp Đức. Văn kiện này đã gọi Bắc Kinh là “đối thủ hệ thống”, đồng thời kêu gọi một chiến lược toàn diện đối phó với  Trung Quốc.

Ngoài ra, văn kiện thỏa thuận còn nhắc đến những vấn đề được Bắc Kinh xem là “lằn ranh đỏ”, như Tân Cương, Hồng Kông, Đài Loan, cho thấy chính phủ Đức sắp tới sẵn sàng trao đổi công khai hơn với Trung Quốc về những khác biệt.

Lê Vy

Xem thêm: