Ngày 16/12, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Kelly Loeffler (tiểu bang Georgia) cho biết, bà chưa chắc chắn sẽ ủng hộ hay phản đối kết quả bỏ phiếu của Đại cử tri trong phiên họp chung ngày 6/1 sắp tới của Quốc hội.

Khi được hỏi liệu thượng nghị sĩ Kelly Loeffler quyết định có phản đối hay ủng hộ kết quả bỏ phiếu trong phiên họp chung ngày 6/1 sắp tới hay không, bà Loeffler nói với các phóng viên ở Georgia: “Tôi vẫn chưa xem xét điều đó. Còn một chặng đường dài mới đến ngày 6/1 và có rất nhiều điều có thể diễn ra từ giờ đến lúc đó.”

Ngày 6/1, Hạ viện và Thượng viện dự kiến sẽ ​​tổ chức phiên họp để kiểm phiếu Đại cử tri từ 50 tiểu bang và Đặc khu Columbia.

Theo kết quả kiểm phiếu không chính thức hiện tại, ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden có đủ số phiếu Đại cử tri để thắng cử tổng thống. Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump vẫn đang tranh cãi về kết quả bầu cử ở các bang chiến địa quan trọng, và ở 7 bang, các nhóm Đại cử tri cũng tranh chấp trong vấn đề bỏ phiếu.

Trong phiên họp, các nhà lập pháp có thể phản đối kết quả bỏ phiếu đại cử tri. Phản đối phải được đệ trình bằng văn bản và có chữ ký của ít nhất một thành viên Hạ viện và một thượng nghị sĩ. Nếu điều đó xảy ra, các nhà lập pháp tại Hạ viện và Thượng viện sẽ phải xem xét giá trị của những phản đối này.

Hai bên sau đó sẽ tiến hành bỏ phiếu riêng xem có tán thành phản đối đó hay không. Nếu giành được đa số phiếu của mỗi bên, phản đối sẽ có giá trị và các phiếu bầu đại cử tri sẽ bị vô hiệu.

Bên cạnh thượng nghị sĩ Loeffler, còn có thượng nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley (tiểu bang Missouri), thượng nghị sĩ Cộng hòa Ron Johnson (tiểu bang Wisconsin) và thượng nghị sĩ Cộng hòa Rand Paul (tiểu bang Kentucky) cũng cho biết họ có thể sẽ phản đối kết quả bỏ phiếu đại cử tri. Người phát ngôn của các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa khác và các thượng nghị sĩ mới đắc cử đã không trả lời yêu cầu bình luận này. 

Tuy nhiên, thượng nghị sĩ Mitt Romney (tiểu bang Utah) khẳng định ông không ủng hộ nỗ lực này.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham (tiểu bang South Carolina), thượng nghị sĩ Cộng hòa John Thune (tiểu bang South Dakota), và thượng nghị sĩ Cộng hòa Roy Blunt (tiểu bang Missouri) cũng đã bác bỏ ý tưởng tham gia phản đối.

“Tôi nghĩ trên cơ sở cách thức hoạt động của hệ thống, quyết định của Đại cử tri đoàn ngày hôm qua đã xác định rõ”, Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell (tiểu bang Kentucky) nói với các phóng viên vào ngày 15/12.

Dù vậy, đã có ít nhất bốn dân biểu cam kết đệ đơn phản đối kết quả bỏ phiếu ngày 6/1.

“Tôi đã sống ở Georgia suốt cuộc đời và tôi biết sự thật là Georgia đã không bầu ông Joe Biden làm tổng thống. Chúng tôi đã bầu cho Tổng thống Trump,” dân biểu Cộng hòa Marjorie Taylor Greene (tiểu bang Georgia) nói với The Epoch Times trong tuần trước.

Ngoài ra, dân biểu đắc cử Cộng hòa Bob Good (tiểu bang Verginia), dân biểu đắc cử Barry Moore (tiểu bang Alaska), và dân biểu Mo Brooks (tiểu bang Alaska) cũng đều nói rằng họ sẽ phản đối kết quả bỏ phiếu.

Nhưng nếu không có thêm sự ủng hộ từ ít nhất một thượng nghị sĩ, thì kịch bản sẽ lại giống như hồi tháng 1/2017. Khi đó dân biểu Dân chủ Jim McGovern (tiểu bang Massachusett) và một số đảng viên Dân chủ khác phản đối phiếu bầu, nhưng nếu không có thượng nghị sĩ nào ký tên, nên ông Biden – phó tổng thống khi đó, đã buộc phải phủ quyết họ.

Minh Ngọc 

Xem thêm: