Trong nhiều năm, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã củng cố ảnh hưởng của mình đối với các nước đang phát triển. Tuy vậy, nhiều quốc gia đi lại gần với Bắc Kinh hoặc tham gia vào dự án “Vành Đai và Con đường” đều không có kết quả tốt đẹp. Một Thượng nghị sĩ (TNS) Mỹ đang mong muốn sẽ phơi bày những việc này thông qua kế hoạch nâng cao nhận thức của người dân.

Macro Rubio vạch trần DCSTQ TNS Mỹ vạch trần Trung Cộng bẫy nợ Trung Quốc 375031762
TNS Marco Rubio mong muốn vạch trần ĐCSTQ trong việc thao túng và bẫy nợ các quốc gia đang phát triển. (Ảnh minh họa: Crush Rush/Shutterstock)

Trong một chiến dịch trên Twitter có tên “#ExposingTheCCP”, TNS Đảng Cộng hòa Marco Rubio có kế hoạch vạch trần “mối quan hệ nham hiểm” của chế độ Bắc Kinh với các quốc gia ở Mỹ Latinh, Caribe, Châu Phi, Quần đảo Thái Bình Dương, Đông Nam Á, cũng như các khu vực của Trung Đông.

Những nơi này, Bắc Kinh đã đầu tư rộng rãi để nhằm mở rộng ảnh hưởng chính trị và kinh tế của mình.

Chiến lược của chế độ này là tập trung vào một quốc gia tại một thời điểm, những sự sắp đặt cuối cùng sẽ dẫn đến “một thỏa thuận tồi tệ với Trung Quốc”.

Văn phòng của ông Rubio cho biết sẽ phơi bày những ý định xấu của ĐCSTQ và bảo đảm chế độ này không kiểm soát các quốc gia theo cách bẫy nợ.

“Bây giờ không phải là lúc để im lặng”, TNS Rubio nói với The Epoch Times trong một email.

Ông nói: “Chúng ta cần lên tiếng về những gì ĐCSTQ đang làm. Bắc Kinh đang cố gắng chế ngự, bóc lột và thao túng các quốc gia có chủ quyền làm con tin. Mỹ phải đứng lên chống lại tầm nhìn độc đoán của Tập Cận Bình và buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm”.

Theo văn phòng của Rubio, với việc ĐCSTQ có chiến lược biến mạng xã hội thành chiếc loa của mình để tấn công phương Tây và lan truyền thông tin sai lệch, chiến dịch này nhằm mục đích chống lại những nỗ lực như vậy.

Kế hoạch cũng sẽ “lấp đầy khoảng trống” trong thông tin liên lạc của chính phủ Mỹ, vốn hiện đang thiếu một cách phối hợp để cảnh báo các quốc gia về “nhiều cạm bẫy” gắn liền với các khoản đầu tư của Trung Quốc, một phát ngôn viên của văn phòng Rubio cho biết.

Dòng tweet “#ExposingTheCCP” đầu tiên, được chia sẻ với The Epoch Times trước khi ra mắt vào ngày 11/8, tập trung vào quần đảo Solomon ở Nam Thái Bình Dương, nơi gần đây đã ký một hiệp ước an ninh với Bắc Kinh đã làm dấy lên lo ngại rộng rãi rằng nó có thể mở đường cho việc thành lập một căn cứ quân sự của Trung Quốc.

Các tài liệu mới mà truyền thông địa phương có được gần đây cho thấy một công ty nhà nước Trung Quốc đang tìm cách mua một cảng nước sâu và một đường băng thời Thế chiến II ở quốc đảo này.

Trong khi Thủ tướng nước này Manasseh Sogavare đã lặp lại lời đảm bảo của mình rằng sẽ không có căn cứ quân sự trung quốc, ông gần đây đã vắng mặt đáng chú ý trong một sự kiện lễ tưởng niệm quan trọng do Mỹ tổ chức, một động thái mà một số phương tiện truyền thông địa phương đã mô tả là “khinh miệt”.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã chứng kiến sự chào đón trên thảm đỏ sau khi hạ cánh xuống thủ đô Honiara của Quần đảo Solomon vào cuối tháng 5, trong chuyến công du của ông để thúc đẩy thỏa thuận an ninh, theo đó quân đội Trung Quốc hiện đang huấn luyện cảnh sát của quốc gia Thái Bình Dương.

Rubio cảnh báo rằng những diễn biến ở quần đảo Solomon đang nằm ngay trong tay chế độ Bắc Kinh.

“Quần đảo Solomon nên hủy bỏ thỏa thuận và ngăn chặn kế hoạch của #Beijing nhằm thiết lập sự thống trị ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, TNS cho biết trong dòng tweet ngày 11/8.

Chiến dịch cũng sẽ nêu bật tác động của chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá hàng nghìn tỷ đô la của Bắc Kinh, Sáng kiến Vành đai và Con đường, mà các nhà phê bình cho rằng các quốc gia đang phát triển phải gánh nặng nợ nần không bền vững.

Gần đây, quốc đảo Sri Lanka đã cạn kiệt tài chính khi hợp tác với Bắc Kinh và chính quyền trở nên ngày càng tham nhũng khiến nền kinh tế trở khủng hoảng trầm trọng.

Một quốc đảo chỉ có 22 triệu dân, đang gánh khoản nợ khổng lồ 51 tỷ USD. Nợ Trung Quốc chiếm khoảng 10%, nhưng ngoại giới cho rằng tỷ trọng thực tế cao hơn nhiều.

Năm 2007, Trung Quốc đã đầu tư 1,5 tỷ USD để xây dựng một cảng nước sâu ở Hambantota, Sri Lanka, và bắt đầu hoạt động vào tháng 6/2012. Tuy nhiên, cảng không thu được lợi ích như mong đợi, khiến Sri Lanka rơi vào tình cảnh không trả được nợ.