Vào thứ Năm (22/10), Ủy ban Tư pháp Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua việc gửi trát đòi hầu tòa đối với Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg và Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey. Ủy ban này yêu cầu hai người điều trần trước Quốc hội về các chính sách kiểm duyệt nội dung của hai công ty.

FB và Twitter 2

Tại cuộc họp của ủy ban nơi mà Thẩm phán Tòa án tối cao Amy Coney Barrett được đề cử, tất cả 12 thượng nghị sĩ của ủy ban đảng Cộng hòa đều bỏ phiếu để ban hành trát đòi hầu tòa đối với Zuckerberg và Dorsey, trong khi đảng Dân chủ tẩy chay việc bỏ phiếu.

Chủ tịch Ủy ban Tư pháp, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết lý do đưa ra kiến ​​nghị, là do hai công ty truyền thông xã hội này kiểm duyệt một bài báo trên website New York Post tiết lộ nội dung email trên máy tính xách tay được cho là của ông Hunter Biden (con trai ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden), đồng thời thực hiện các chính sách kiểm soát đối với các nội dung liên quan đến bầu cử.

Ông Graham bày tỏ hy vọng trát đòi hầu tòa sẽ đảm bảo rằng hai CEO chắc chắn sẽ tham gia phiên điều trần nếu họ không chủ động tham gia.

Đầu tháng Mười, Ủy ban Thương mại Thượng viện đã tiến hành bỏ phiếu giữa các bên tán thành ra trát đòi hầu tòa đối với giám đốc điều hành của Facebook, Twitter và công ty mẹ của Google là Alphabet tham gia phiên điều trần trước ngày bầu cử tổng thống năm 2020.

Dorsey, Zuckerberg và Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai sẽ điều trần trước ủy ban vào ngày 28/10 về vấn đề thiên vị, tin tức giả và chính sách quyền riêng tư của các công ty này.

Một thành viên của Ủy ban Thương mại và Ủy ban Tư pháp, Thượng nghị sĩ Texas Ted Cruz gọi những công ty này là “những tên cướp của thế kỷ XXI (robber barons).”

Chủ tịch Ủy ban Thương mại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa bang Mississippi, ông Roger Wicker cho biết, phiên điều trần sẽ xem xét liệu các công ty công nghệ lớn có nên tiếp tục được bảo vệ khỏi trách nhiệm pháp lý theo Điều 230 của Đạo luật Chuẩn mực truyền thông. Nói cách khác, liệu “lá chắn bảo vệ”  mà chính phủ liên bang cung cấp cho họ có “mất đi tính hữu dụng trong thời đại kỹ thuật số ngày nay”  hay không.

Lý do chính của phiên điều trần là Twitter gần đây đã áp dụng các biện pháp kiểm duyệt và sàn lọc bất thường để ngăn chặn lan truyền một báo cáo của tờ New York Post về các email được cho là của Hunter Biden, xác nhận việc cựu Phó Tổng thống Biden có liên quan đến các giao dịch kinh doanh của con trai ông ở Ukraine.

Twitter thậm chí đã chặn tài khoản của New York Post và nhóm vận động tranh cử của ông Trump. Twitter cho rằng các tài khỏa này vi phạm chính sách phát tán “nội dung có được do bị hack” khi đăng tải những nội dung liên quan đến bài báo này.

Nhưng sau đó, trước sức ép mạnh mẽ từ các giới trong xã hội, Twitter đã nhượng bộ, dỡ bỏ lệnh cấm đối với bài báo này và công bố chính sách mới.

Tuy nhiên, việc bài báo bị áp chế đã làm dấy lên sự phẫn nộ của các thành viên Đảng Cộng hòa. Tổng thống Trump và nhiều quan chức Cộng Hòa khác kêu gọi bãi bỏ Điều 230 ban hành năm 1996, nằm trong đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông (Communications Decency Act). Điều khoản này quy định: “Cá nhân hay nhà mạng xã hội sẽ không bị đối xử như nhà xuất bản hoặc phát ngôn viên về bất kỳ thông tin nào được cung cấp từ báo chí hoặc nguồn thông tin khác”.

Theo Hạ Vũ / Epoch Times

VIDEO: TRANH BIỆN TỔNG THỐNG MỸ LẦN 2 [VIỆT NGỮ]

Xem thêm: