Trong cả tháng Bảy vừa qua, tổng số ca tử vong liên quan đến virus Vũ Hán gây bệnh COVID-19 tại Thụy Điển là 8 ca và số ca COVID-19 phải nhập viện hàng ngày cũng gần như bằng 0, ngày cao nhất cũng chỉ 1 đến 2 ca. Thụy Điển với dân số 10,3 triệu người đã chống dịch thế nào để đạt được hiệu quả như vậy, trong khi khắp thế giới đang bị biến chủng Ấn Độ của virus Vũ Hán hoành hành.

Embed from Getty Images

Mọi người ngồi tại các bàn ăn ở các nhà hàng ngoài trời ở Stockholm, Thụy Điển vào sau 10h30 tối khi các hạn chế COVID-19 về thời gian mở cửa nhà hàng và quán bar đã được gỡ bỏ hoàn toàn từ ngày 1/7/2021. (Ảnh: STEFAN JERREVANG/TT NEWS AGENCY/AFP via Getty Images)

Vào tháng 4/2020, giáo sư bệnh truyền nhiễm Björn Olsen của Đại học Uppsala đã công bố báo cáo nhận định rằng nếu Thụy Điển không thực thi phong tỏa, thì “bi kịch” sẽ sớm xảy đến với quốc gia Bắc Âu này.

Cao Đẳng Hoàng gia Thụy Điển (Imperial College) thời điểm đó đưa ra dự đoán nếu không tiến hành phong tỏa toàn quốc, 85.000 người Thụy Điển sẽ chết do COVID-19. Một đội ngũ nhà khoa học tại Đại học Uppsala đưa ra dự đoán rằng tại Thụy Điển, đến tháng 5/2020 sẽ có 40.000 ca COVID-19 tử vong và tăng lên 100.000 ca tử vong vào tháng 6/2020.

Tuy nhiên, vào tháng 5/2020, Thụy Điển báo cáo tỷ lệ tử vong do COVID-19 chỉ là 6 người trên 1 triệu dân, theo Financial Times. Phân tích của Cơ quan Y tế Cộng đồng Thụy Điển khi đó loan báo 48,9% số ca COVID-19 tử vong ban đầu là ở các nhà dưỡng lão.

Hơn một năm sau, theo trang woldometers.info thống kê đến ngày 9/8/2021, Thụy Điển ghi nhận 1,1 triệu ca COVID-19, trong đó 1,07 triệu ca đã phục hồi và 14.620 ca tử vong.

Cũng theo woldometers.info, trong số 12.248 ca COVID-19 hiện tại ở Thụy Điển, có tới 12.219 ca (99,8%) chỉ có triệu chứng nhẹ và 29 ca (0,2%) trở nặng.

Financial Times đã từng cảnh báo rằng Thụy Điển sẽ gần như không đạt được bất kỳ lợi ích nào với cách chống dịch không phong tỏa. Nhưng vào tháng 5/2020, Thụy Điển đã ở trong tình trạng tốt hơn mong đợi. Theo phân tích của trang Nordetrade.com: “COVID-19 đã ít gây tác động xấu đến nền kinh tế Thụy Điển hơn so với hầu hết các quốc gia châu Âu khác. Những hạn chế phòng dịch COVID-19 nới lỏng hơn trong năm và sự hồi phục mạnh mẽ trong quý 3 đã ngăn chặn giảm GDP”.

Khi biến chủng Ấn Độ (WHO đặt tên là biến chủng Delta) nổi lên, Thụy Điển vẫn trung thành với cách chống dịch không áp đặt phong tỏa và lệnh bắt buộc đeo khẩu trang. Ngày 1/7/2021, Thụy Điển hủy lệnh yêu cầu đeo khẩu trang trên phương tiện công cộng, qua đó chính thức chấm dứt hoàn toàn tất cả các lệnh bắt buộc đeo khẩu trang.

Cùng với chiến lược phòng dịch nới lỏng, Thụy Điển đã đẩy mạnh tiêm vắc-xin ngừa COVID-19. Theo thống kê của Bloomberg, tính đến ngày 9/8/2021, Thụy Điển đã tiêm được gần 11 triệu liều vắc-xin COVID, 63% trong tổng số 10,3 triệu dân nước này đã được tiêm ít nhất 1 liều vắc-xin và 43% dân số đã tiêm đủ 2 liều.

Theo trang woldometers.info, trong toàn tháng Bảy vừa qua, số ca tử vong liên quan đến COVID-19 tại Thụy Điển chỉ có 8 ca, trung bình 0,26 ca COVID-19 tử vong/ngày. Số ca COVID-19 nhập viện tại quốc gia Bắc Âu này trong tháng Bảy cũng gần như bằng 0. Để so sánh, trong cùng thời gian này, số ca tử vong hàng ngày liên quan đến COVID-19 tại Anh Quốc và Mỹ lần lượt là 74 ca và 329 ca.

Số ca COVID-19 nhiễm mới trong những ngày đầu tháng Tám tại Thụy Điển là dưới 1000 ca/ngày, cao hơn một chút so với tháng Bảy, nhưng số ca nhập viện và tử vong vẫn duy trì ở mức rất thấp.

Giới chức Thụy Điển mới đây loan báo rằng bắt đầu từ tháng Chín họ sẽ tiêm liều vắc-xin COVID tăng cường cho nhóm người dễ bị tổn thương nhất.

Có đánh giá cho rằng không thể loại bỏ hoàn toàn con virus này và theo đó tiêm vắc-xin là phương án lâu dài và cần tập trung giảm các ca bệnh nặng và tử vong”, tờ Aftonbladet dẫn lời nhà dịch tễ học Anders Tegnell.

Cơ quan Y tế Cộng đồng Thụy Điển dự kiến tất cả người trưởng thành nước này sẽ được tiêm đầy đủ vắc-xin ngừa COVID vào mùa thu, và sau đó sang năm 2022 nhiều người sẽ được tiêm liều tăng cường thứ ba.

Giới chức Thụy Điển cho biết nước này trong thời gian tới sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội và làm việc chủ yếu từ xa, nhưng không ban hành lệnh bắt buộc đeo khẩu trang tại nơi công cộng và quốc gia Bắc Âu này cũng vẫn tiếp tục mở cửa nền kinh tế, không có ý định phong tỏa lại như Pháp hay một số nước châu Âu khác.

Như Ngọc (theo Just the News)

Xem thêm: