Hôm 31/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kỷ niệm Ngày Thế giới Không Thuốc lá, theo đó Thụy Điển được tuyên bố là nước “không khói thuốc”.

shutterstock 757985818
Lễ hội mùa hè ở HALLESAKER, THỤY ĐIỂN. (Nguồn: Sussi Hj/ Shutterstock)

Theo WHO, mỗi năm toàn thế giới có khoảng 5 triệu người chết vì các bệnh liên quan đến hút thuốc lá, trung bình cứ 6 giây lại có một người chết vì hút thuốc lá. Để cảnh báo, ngày 31/5 được chỉ định là “Ngày thế giới không thuốc lá”.

Hôm 31/5 WHO kỷ niệm “Ngày Thế giới Không Thuốc lá”, theo đó với tư cách nước tỷ lệ hút thuốc thấp nhất trong Liên minh châu Âu (EU) thì Thụy Điển được tuyên bố là nước “không khói thuốc”.

Nước “không khói thuốc” được xác định là nước hàng ngày có ít hơn 5% dân số hút thuốc.

Nhiều chuyên gia cho rằng thành công của Thụy Điển là nhờ hàng thập niên thực hiện các chiến dịch và các biện pháp lập pháp chống hút thuốc. Theo Cơ quan Thống kê Eurostat, năm 2019 chỉ có 6,4% người Thụy Điển trên 15 tuổi hút thuốc hàng ngày, tỷ lệ thấp nhất ở EU và kém xa mức trung bình ở 27 nước EU là 18,5%.

Theo Cơ quan Y tế Công cộng Thụy Điển, tỷ lệ hút thuốc lá tiếp tục giảm kể từ năm 2019, cho đến năm 2022 chỉ còn 5,6%.

“Chúng tôi thích lối sống lành mạnh và tôi nghĩ đó là lý do”, cư dân Carina Astorsson ở Stockholm nói. Cô cho biết thêm rằng cô chưa bao giờ hứng thú với việc hút thuốc vì “tôi không thích mùi thuốc lá; hãy chăm sóc thật tốt cơ thể của mình”.

Thụy Điển đã đi trước hầu hết các nước trong việc cấm hút thuốc, điều này dẫn đến nhiều lợi ích về sức khỏe, bao gồm cả tỷ lệ ung thư phổi tương đối thấp.

Tổng thư ký Ulrika Årehed của Hiệp hội Ung thư Thụy Điển cho biết: “Đã từ khá lâu chúng tôi bắt đầu cấm hút thuốc ở những nơi công cộng, đầu tiên là ở sân chơi trường học và trung tâm giải lao sau giờ học, sau đó là ở những nơi công cộng như nhà hàng, quán cà phê ngoài trời và bến xe buýt… Đồng thời, thuế thuốc lá và các quy định tiếp thị nghiêm ngặt đã đóng những vai trò quan trọng”.

Ở đất nước Thụy Điển có 10,5 triệu dân ngày càng hiếm thấy người châm thuốc. Tại bến xe buýt, nhà ga, bệnh viện và lối vào các tòa nhà công cộng đều cấm hút thuốc. Giống như hầu hết châu Âu, Thụy Điển cũng cấm hút thuốc trong các quán bar và nhà hàng, thậm chí lệnh cấm hút thuốc của Thụy Điển kể từ năm 2019 còn áp dụng cho các khu vực tiếp khách ngoài trời.

10 ngày bảo vệ môi trường bền vững

Để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, WHO đã ấn định 10 ngày tiêu biểu nhất thúc đẩy toàn thế giới bảo vệ môi trường bền vững, qua đó để mọi người có thể thông qua các cách như trồng cây, tiết kiệm năng lượng tiêu dùng, ngừng hút thuốc, hạn chế dùng ô tô riêng, hạn chế lãng phí thực phẩm… nhằm cùng nhau làm cho thế giới trở thành nơi tốt đẹp hơn!

1-Ngày Nước thế giới 22/3

shutterstock 166674365
(Ảnh: TaraPatta/ Shutterstock)

Ngày Nước Thế giới được Liên Hiệp Quốc (LHQ) thành lập vào năm 1993 để toàn cầu tập trung quan tâm vào các vấn đề tài nguyên nước. Nhiều hoạt động khác nhau được tổ chức vào ngày 22/3 hàng năm để thúc đẩy tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước, giải quyết tình trạng thiếu nước và các vấn đề khác. Ngày này nhắc nhở chúng ta rằng nước rất quý giá, chúng ta nên trân trọng cũng như sử dụng nước một cách khôn ngoan, qua đó đảm bảo mọi người đều được tiếp cận với nước uống sạch.

2-Ngày Khí tượng Thế giới 23/3

Ngày Khí tượng Thế giới là ngày lễ quốc tế do Tổ chức Khí tượng Thế giới thành lập vào năm 1961, mục đích để nâng cao nhận thức về khí tượng học và biến đổi khí hậu. Nhiều sự kiện khác nhau được tổ chức vào ngày này để quảng bá tầm quan trọng của khoa học khí tượng, lưu ý sự tương tác giữa con người và khí hậu từ đó hiểu tác động của loài người đối với biến đổi khí hậu và hành động để bảo vệ hành tinh của chúng ta.

3-Ngày Trái đất 22/4

shutterstock 327452132
(Nguồn: Triff/ Shutterstock)

Ngày Trái đất lần đầu tiên được nghị sĩ Mỹ Gaylord Nelson tổ chức vào năm 1970, được ấn định vào ngày 22/4 hàng năm. Vào thời điểm đó cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm về ô nhiễm môi trường và thiệt hại sinh thái, đặc biệt là tác động của phát triển công nghiệp và đô thị. Nghị sĩ Gaylord Nelson muốn có một chiến dịch toàn cầu để thu hút sự chú ý của công chúng đến các vấn đề môi trường và thúc đẩy các chính phủ hành động cho vấn đề môi trường của trái đất. Ngày này nhắc nhở chúng ta rằng trái đất là ngôi nhà chung và chúng ta nên trân trọng các nguồn tài nguyên của trái đất, bảo vệ đa dạng sinh học và hành động để giảm thiểu thiệt hại cho môi trường.

4-Ngày thế giới không thuốc lá 31/5

Ngày Thế giới không thuốc lá được WHO thành lập năm 1987 nhằm nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của việc hút thuốc và khói thuốc. Hàng năm vào ngày 31/5 mọi người tổ chức nhiều hoạt động để tuyên truyền tầm quan trọng của việc bỏ hút thuốc và việc thực hiện lệnh cấm hút thuốc. Vào ngày này, những người hút thuốc được khuyến khích bỏ thuốc lá và ủng hộ môi trường không khói thuốc để bảo vệ sức khỏe của chúng ta.

5-Ngày Môi trường Thế giới 5/6

Ngày Môi trường thế giới được LHQ thành lập năm 1974 và được ấn định vào ngày 5/6 hàng năm, mục đích của ngày này cũng nhằm khơi dậy quan tâm của mọi người đối với các vấn đề môi trường, nhắc nhở chúng ta về tính chất có hạn của các nguồn tài nguyên trên trái đất và tầm quan trọng của sự phát triển bền vững.

6-Ngày Đại dương Thế giới 8/6

shutterstock 1074166649
(Ảnh: Rich Carey/ Shutterstock)

Ngày Đại dương Thế giới được LHQ thành lập vào năm 1992, ấn định vào ngày 8/6 hàng năm. Hoạt động kêu gọi toàn cầu quan tâm và bảo vệ môi trường sinh thái biển được thúc đẩy qua nhiều hình thức liên quan như cổ vũ nghề cá bền vững cùng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển. Các hoạt động nhắc nhở mọi người rằng đại dương là nguồn sống của trái đất, hãy cùng nhau bảo vệ tài nguyên biển và duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái biển.

7-Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone 16/9

Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone kỷ niệm việc ký kết Nghị định thư Monterey ngày 16/9/1987 – một thỏa thuận quan trọng nhằm bảo vệ tầng ozone của Trái đất. Hàng năm vào ngày 16/9 thúc đẩy hoạt động nâng cao ý thức tầm quan trọng của bảo vệ tầng ozone, thúc đẩy việc giảm thiểu sử dụng các chất gây phá hoại tầng ozone, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái trái đất và sức khỏe con người.

8-Ngày Quốc tế không khói xe 22/9

Ngày Quốc tế không khói xe được thành lập để thúc đẩy giao thông xanh, giảm thiểu sử dụng ô tô và giảm thiểu những tác động xấu cho môi trường. Ngày này được ấn định vào 22/9, qua đó khuyến khích giảm thiểu dùng xe hơi riêng, thay vào là lựa chọn các phương thức di chuyển thân thiện với môi trường như đi bộ, đi xe đạp hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Ngày này nhắc nhở chúng ta rằng việc sử dụng ô tô cá nhân có tác động tiêu cực đến chất lượng không khí và tắc nghẽn giao thông, chúng ta nên suy nghĩ về những cách đi lại bền vững hơn và góp phần giảm lượng khí thải carbon cho môi trường.

9-Ngày Động vật Thế giới 4/10

shutterstock 1403039381
Động vật hoang dã (Ảnh: Shutterstock)

Ngày Động vật Thế giới được thành lập nhằm thúc đẩy quan tâm và bảo vệ quyền lợi của động vật. Ngày này được ấn định 4/10 hàng năm, qua đó thúc đẩy ý thức tôn trọng động vật và không ngược đãi động vật, kêu gọi mọi người đối xử thân thiện với động vật, hiểu rõ động vật là một dạng sống quan trọng trên trái đất, loài người nên trân trọng quyền lợi của động vật, bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, chọn cách đối xử với thú cưng và vật nuôi trong nhà bằng tình yêu thương và trách nhiệm.

10-Ngày Lương thực Thế giới 16/10

shutterstock 283168115 e1626829617707
(Nguồn: Swapan Photography/ Shutterstock)

Ngày Lương thực Thế giới được thành lập để tập trung vào các vấn đề an ninh lương thực toàn cầu. Ngày này được ấn định vào 16/10 nhằm quảng bá ý thức về tầm quan trọng của an ninh lương thực, thúc đẩy các giải pháp cho nạn đói toàn cầu và vấn đề phân phối lương thực không đồng đều. Nhiều người trên khắp thế giới vẫn phải đối mặt với hoàn cảnh thiếu đói, thế giới nên hành động để giảm lãng phí thực phẩm, thúc đẩy chuỗi cung ứng thực phẩm và nông nghiệp bền vững, đồng thời đảm bảo rằng mọi người đều có đủ thực phẩm bổ dưỡng.