Trái ngược với quan điểm cho rằng các tranh chấp biển Đông xảy ra là do cơn đói các nguồn tài nguyên dưới đáy biển, thủy sản và môi trường biển mới là nguồn lợi thực tế và trước nhất bị giằng co.

Tàu Nhật Bản chặn tàu cá Trung Quốc ở đảo Điếu Ngư
Tàu Nhật Bản chặn tàu cá Trung Quốc ở đảo Điếu Ngư

Cũng thông qua lăng kính thủy sản, chúng ta mới có thể cảm nhận rõ nhất những tiếng vang sau phán quyết gần đây của tòa trọng tài đối với vụ kiện Philippines – Trung Quốc.

Có vẻ như dầu mỏ thì hấp dẫn hơn hải sản, hay ít nhất sự cám dỗ của các nguồn năng lượng dưới đáy biển sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn các nhà hoạch định chính sách, nhà bình luận và các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên thực sự bị đe dọa là nguồn thủy sản của biển Đông và môi trường biển duy trì chúng.

Nguồn lợi thực sự bị đe dọa

Là một vùng đại dương tương đối nhỏ (khoảng 3 triệu km vuông), biển Đông cung cấp nguồn cá phong phú đến độ đáng kinh ngạc. Khu vực này là nhà của ít nhất 3.365 loài cá được biết đến, và vào năm 2012, ước tính có khoảng 12% tổng lượng cá được đánh bắt trên thế giới, trị giá 21,8 tỷ USD đến từ khu vực này.

Những nguồn tài nguyên sống này còn giá trị hơn cả tiền bạc; chúng là nền tảng an ninh lương thực của người dân ven biển lên đến cả trăm triệu người.

Thật vậy, một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các nước ven biển Đông là những nước phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng từ cá lớn nhất trên thế giới. Điều này làm cho người dân của những nước này dễ bị suy dinh dưỡng nếu sản lượng đánh bắt cá giảm.

Nguồn thủy sản cũng cung cấp việc làm cho ít nhất khoảng 3,7 triệu người (gần như chắc chắn đây là một đánh giá thấp hơn thực tế do không tính đến việc bắt cá không báo cáo và bất hợp pháp).

Đây được xem là một trong những dịch vụ quan trọng nhất của thủy sản biển Đông cung cấp cho cộng đồng toàn cầu, giúp 4 triệu công dân trẻ toàn cầu bận rộn, những người có ít lựa chọn nào khác ngoài việc đánh cá.

Nhưng những nguồn lực quan trọng này đang phải chịu áp lực khủng khiếp.

Một thảm họa đang diễn ra

Thủy sản biển Đông đang bị khai thác quá mức.

Năm ngoái, hai tác giả của bài viết này đã đưa ra báo cáo rằng 55% số tàu đánh cá biển trên toàn cầu hoạt động trong vùng biển Đông. Chúng tôi cũng thấy rằng trữ lượng cá đã giảm từ 70% đến 95% kể từ năm 1950.

Trong vòng 30 năm qua, số lượng cá đánh bắt được mỗi giờ đã giảm đi một phần ba, nghĩa là ngư dân đang dành nhiều nỗ lực hơn vào lượng cá đang ít dần này.

Sự giảm sút này càng mau chóng hơn do các hoạt động đánh bắt cá sử dụng thuốc nổ và chất hóa học xyanua, cùng với việc xây đảo nhân tạo. Các rạn san hô của biển Đông đã giảm với tốc độ 16% mỗi thập kỷ.

Mặc dù vậy, tổng sản lượng cá đánh bắt đã tăng lên. Nhưng tỷ lệ các loài cá lớn đã giảm, trong khi tỷ lệ các loài cá nhỏ hơn và cá con đã tăng lên. Điều này có ảnh hưởng tai hại đến tương lai ngành đánh bắt cá trong vùng biển Đông.

Chúng tôi thấy rằng, vào năm 2045, nếu việc đánh bắt diễn ra như thường lệ, mỗi nhóm loài cá được nghiên cứu sẽ bị giảm số lượng từ 9% đến 59%.

‘Dân quân biển’

Mối quan tâm lâu dài của các quốc gia xung quanh biển Đông là tiếp cận nguồn thủy sản, và những vụ tai nạn đánh bắt cá đóng một vai trò lâu dài trong các tranh chấp.

Đội tàu cá Trung Quốc thống trị biển Đông bằng số lượng. Điều này là do nhu cầu vô cùng lớn ở trong nước cùng với trợ cấp của nhà nước giúp các ngư dân Trung Quốc xây dựng được các tàu cá lớn hơn với tầm đánh bắt xa hơn.

Các đội tàu đánh bắt cá cạnh tranh giành lấy nguồn tài nguyên cạn kiệt trong một khu vực tranh chấp trên biển, chắc chắn sẽ dẫn đến những xung đột lợi ích thủy sản. Thuyền đánh cá đã bị bắt giữ vì cáo buộc đánh bắt trái phép dẫn đến xung đột giữa các tàu tuần tra đối thủ trên mặt nước, chẳng hạn tranh chấp vào tháng 3/2016 giữa tàu Trung Quốc và Indonesia.

Thuyền đánh cá không chỉ được sử dụng để bắt cá. Tàu cá từ lâu đã được sử dụng như vật đại diện để khẳng định yêu sách trên biển.

Đội tàu cá của Trung Quốc đã được mô tả là “dân quân biển” trong bối cảnh này. Nhiều sự cố các tàu cá Trung Quốc hoạt động trong vùng yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc, nhưng nó lại gần vùng biển ven bờ của các quốc gia khác trong khu vực, vốn là vùng mà các quốc gia này xem là đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ.

Các tranh chấp biển Đông trong khu vực. (Tác giả/Tạp chí Luật quốc tế)
Các tranh chấp biển Đông trong khu vực. (Tác giả/Tạp chí Luật quốc tế)

Cảnh sát biển Trung Quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp hỗ trợ hậu cần, tiếp nhiên liệu, cũng như can thiệp để bảo vệ các tàu Trung Quốc bị bắt giữ bởi các quốc gia ven biển Đông khác khi họ thực thi bảo vệ lãnh hải.

Thủy sản là điểm nóng

Phán quyết vào tháng 7/2016 về vụ tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc đã hủy bỏ cơ cở pháp lý sở hữu chủ quyền của Trung Quốc đối với biển Đông và bất kỳ nguồn tài nguyên nào ở đây.

Kết quả từ việc này là Philippines và cả Malaysia, Brunei, Indonesia có thể tự do đòi quyền lợi trên vùng biển cách 200 hải lý từ bờ biển của họ như là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).

Điều này cũng tạo nên một vùng biển trống ở trung tâm biển Đông không không thuộc vùng đặc quyền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào.

Dấu hiệu này khuyến khích các quốc gia ven biển thực hiện một lập trường mạnh mẽ chống lại việc đánh bắt cá chắc chắn là bất hợp pháp của Trung Quốc trên vùng nước “của họ”.

Indonesia thực sự đã có một lịch sử hành động mạnh mẽ như vậy, phá hủy và làm chìm 23 tàu cá đánh bắt trái phép bị bắt giữ vào tháng 4 và đăng video quay lại quá trình vụ nổ để ai cũng biết tới. Malaysia cũng đang theo mô hình tương tự, đe dọa đánh chìm tàu đánh bắt trái phép và biến chúng thành các rạn san hô nhân tạo.

Indonesia "tấn công" Trung Quốc trên biển Đông (ảnh chụp/Youtube)
Indonesia “tấn công” Trung Quốc trên biển Đông (ảnh chụp/Youtube)

Điều khó khăn là Trung Quốc vẫn khăng khăng bác bỏ phán quyết này. Mọi dấu hiệu đều cho thấy Trung Quốc sẽ tiếp tục hoạt động trong đường chín đoạn và lực lượng hải quân Trung Quốc sẽ tìm cách bảo vệ các yêu sách của Trung Quốc ở đó.

Hình ảnh ảm đạm này trở nên nổi bật vì gần đây Trung Quốc đã mở một cảng cá lớn ở đảo Hải Nam với sức chứa 800 tàu cá, con số dự kiến tăng lên khoảng 2.000 tàu. Theo một quan chức địa phương, cảng mới sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc “bảo vệ quyền đánh bắt cá của Trung Quốc ở biển Đông”.

Vào ngày 2/8, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc cho biết rằng Trung Quốc có quyền khởi tố và giam giữ một năm các tàu nước ngoài “xâm nhập trái phép vùng biển Trung Quốc” – bao gồm các khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, lấn lên vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia xung quanh.

Đáng ngại thay, ngay hôm sau Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã cảnh báo rằng Trung Quốc cần phải chuẩn bị cho một “cuộc chiến tranh nhân dân trên biển” để “bảo vệ chủ quyền”. Điều này tạo bối cảnh cho việc gia tăng xung đột thủy sản.

Con đường phía trước

Biển Đông đang yêu cầu một sự hợp tác quản lý đa phương, chẳng hạn như một khu vực bảo tồn biển hay biến một phần trung tâm biển Đông trở thành một công viên biển quốc tế hòa bình – một ý tưởng cũ nhiều thập niên về trước.

Những lựa chọn này sẽ giúp bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô dễ bị tổn thương của khu vực và giúp bảo tồn tài nguyên sinh vật biển có giá trị của nó.

Một giải pháp đa phương vượt trên các tranh chấp hiện nay ở biển Đông có vẻ khá xa vời. Tuy nhiên, nếu không có hành động như vậy, ngư nghiệp phải đối mặt với sự sụp đổ, cùng những hậu quả thảm khốc cho khu vực. Cuối cùng, các ngư dân và loài cá vẫn là những kẻ thua cuộc nếu tranh chấp vẫn tiếp tục.

Theo The Conversation
Hoàng Vũ

Xem thêm: