Nhận định về sự kiện quân Mỹ tiêu diệt tướng quân đội của Iran Qasem Soleimani, chuyên gia về vấn đề Trung Quốc cho rằng hành động này của Mỹ đã phát đi một tín hiệu mạnh mẽ đối với chính quyền Bắc Kinh – đồng minh chính của Iran. 

Embed from Getty Images

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif (Ảnh: Getty Images)

Luật sư, tác gia, nhà bình luận Mỹ Chương Gia Đôn (Gordon Chang) chia sẻ với tờ Epoch Times tiếng Anh cho biết: Mỹ đã có hồi đáp kiên quyết đối với kẻ xấu, điều này cũng sẽ khiến cho những kẻ xấu khác chùn chân. 

Ông nói: “Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ) lâu nay vẫn ủng hộ Iran, yêu ma hóa Mỹ và các nước phương Tây, cung cấp cho Iran công nghệ, thiết bị và nguyên vật liệu qua phương thức trực tiếp và người đại diện để giúp đỡ kế hoạch vũ khí hạt nhân của Tehran.”

Hành động bắt giặc phải bắt vua trước của ông Trump nhắm nhân vật số 2 của Iran, đã ngăn chặn “cuộc tấn công sắp xảy ra” có khả năng nguy hại đến tính mạng người Mỹ ở khu vực Trung Đông với chi phí thấp nhất. Sáng sớm ngày 3/1 (theo giờ Iran), ông Qassem Soleimani, 62 tuổi, quan chức chỉ huy của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, người đứng đầu cơ quan tình báo Iran, bị Liên Hiệp Quốc xác định là tổ chức khủng bố đã thiệt mạng trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của quân đội Mỹ. 

Iran thề sẽ tấn công 35 căn cứ của Mỹ, bao gồm cả khu vực Eo biển Hormuz và thành phố Tel Aviv-Yafo.

Ngày 3/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói với báo giới tại Bang Florida rằng, cuộc tấn công này là vì “ngăn chặn chiến tranh, chứ không phải phát động chiến tranh”, ông không có ý tìm kiếm sự thay đổi chính quyền Iran. Ngày 4/1, ông đăng tweet bổ sung thêm, nếu Iran tấn công người Mỹ hoặc tài sản của Mỹ, Mỹ sẽ nhắm tới  52 mục tiêu của Iran. Nhiều năm trước, Iran bắt giữ 52 người Mỹ làm con tin.

Iran thỏa mãn 2 nhu cầu của ĐCSTQ

Giáo sư June Teufel Dreyer thuộc khoa Chính trị học Đại học Miami chia sẻ với Epoch Times rằng, là đồng minh của Iran, Bắc Kinh cần phải ủng hộ Iran phản đối Mỹ. 

“Trung Quốc (ĐCSTQ) cần dầu mỏ, và xây dựng quan hệ đối tác với các nước chống Mỹ, Iran là lựa chọn tốt nhất thỏa mãn 2 nhu cầu này,” ông June Teufel Dreyer nói. 

Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu năng lượng lớn nhất trên thế giới, là đối tác thương mại lớn nhất của Iran, cũng là nước mua dầu thô lớn nhất từ Iran trước khi Mỹ thực thế chế tài dầu mỏ Iran hồi tháng 5 năm ngoái. Hồi tháng 9 năm ngoái, Mỹ thực thi chế tài đối với thực thể và cá nhân Trung Quốc, bởi vì họ vi phạm lệnh chế tài của Mỹ đối với Iran, tiếp tục nhập khẩu dầu mỏ từ Iran.

Theo Epoch Times đưa tin, ông Robert Spalding, chuẩn tướng Không quân Mỹ đã xuất ngũ, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Hudson Mỹ cho biết, Bắc Kinh lợi dụng mối quan hệ với các nước như Iran và Bắc Triều Tiên, buộc Mỹ phân tán sự chú ý và không thể tập trung vào sự đe dọa của ĐCSTQ. 

Ông nói, đây là một phần của phương án chỉnh thể của ĐCSTQ nhằm phá hoại trật tự thế giới, Bắc Kinh có kế hoạch buộc Mỹ phải đối mặt với thách thức, để đạt được mục đích cuối cùng là khiến nước Mỹ yếu đi.  

ĐCSTQ từ lâu vẫn luôn cung cấp vũ khí cho Iran, bao gồm máy bay chiến đấu, hệ thống tên lửa đất đối không, tên lửa chống hạm và tàu ngầm tấn công. Theo báo cáo năm 2019 của Cục Tình báo Quốc phòng Mỹ, lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với vũ khí của Iran sẽ hết hạn vào tháng 10 năm nay, Iran đã đang bàn bạc và đánh giá việc mua phần cứng vũ khí quân sự từ Nga và Trung Quốc. 

Ngoại trưởng Iran thăm Bắc Kinh với mật độ dày đặc

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung vẫn đang tiếp diễn, phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông, Đài Loan và thế giới ngày càng cảnh giác với sự thâm nhập của ĐCSTQ, liên minh lớn chống ĐCSTQ đang hình thành, thì năm ngoái Ngoại trưởng Iran là Mohammad Javad Zarif đã có 4 lần thăm Trung Quốc. Trong lúc mẫu thuẫn giữa Mỹ và Iran leo thang, ngày 31/12/2019, ông Mohammad Javad Zarif đã đến Bắc Kinh và gặp mặt Ngoại trưởng ĐCSTQ Vương Nghị. Trong cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh mong muốn cùng Tehran hợp tác sâu thêm và thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. 

Tháng 12 năm ngoái, ĐCSTQ, Iran, Nga đã tiến hành diễn tập hải quân chung tại khu vực nhạy cảm là Vịnh Oman.

Hóa thân thành kẻ hòa giải

Trung Quốc dựa vào dầu mỏ Trung Đông, cùng với tình hình căng thẳng địa chính trị đang leo thang ở khu vực này, Bắc Kinh lại thúc giục hai nước Mỹ và Iran giữ bình tĩnh. Trang web phiên bản tiếng Anh của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đăng tuyên bố nói, hôm 4/1, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã có cuộc điện đàm. “Trung Quốc phản đối sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Phía Trung Quốc “thúc giục nước Mỹ tìm phương án giải quyết thông qua đối thoại, chứ không phải lạm dụng vũ lực.”

Ông nói: “Trung Quốc sẽ tiếp tục giữ lập trường khách quan công bằng, phát huy tác dụng mang tính xây dựng trong khi giữ gìn hòa bình và an ninh trong khu vực vùng vịnh Trung Đông.

Trong tuyên bố của Bộ ngoại giao Trung Quốc, ông Mohammad Javad Zarif cũng nói rằng, ông hy vọng Trung Quốc phát huy tác dụng quan trọng trong việc phòng và ngăn chặn leo thang tình hình căng thẳng ở khu vực.

Thời báo Hoàn cầu của ĐCSTQ hôm 5/1 có đăng bài xã luận bằng tiếng Anh nói: “Nếu Mỹ và Iran giao chiến, đối với Trung Quốc mà nói thì là xấu nhiều hơn tốt.”

Bài viết bổ sung: “Nếu Trung Đông xuất hiện tình trạng hỗn loạn nghiêm trọng, Mỹ đúng là sẽ bị lún vào khu vực này hơn nữa và sẽ phân tán lực chú ý.” “Tuy nhiên lượng dầu mỏ mà Trung Quốc mua từ Trung Đông đứng đầu trên thế giới, điều này có nghĩa là Trung Quốc dựa vào dầu mỏ của khu vực này nhiều hơn so với Mỹ. Trung Quốc còn đầu tư rất nhiều vào Iran, Iraq và nhiều nước Trung Đông khác, những khoản đầu tư này có liên quan đến lợi ích kinh tế của Trung Quốc.”

Hôm thứ Hai (6/1/2020), cổ phiếu của các doanh nghiệp năng lượng nhà nước hàng đầu Trung Quốc như PetroChina và Sinopec lần lượt tăng 5% và 2%. Giá dầu mỏ tăng hơn 2%, dầu thô Brent vượt mức 70 USD/thùng.

Đe dọa, gây chia rẽ, khoe sức mạnh

Đại sứ quán ĐCSTQ tại Washington còn lên tiếng về thông tin Mỹ dùng máy bay không người lái tiêu diệt tướng Iran, đồng thời hôm Chủ Nhật (5/1) còn phát đi cảnh báo an toàn, nhắc nhở công dân Trung Quốc tại Mỹ cần nâng cao cảnh giác, tránh vào các tụ điểm công cộng. 

Trong một bài xã luận khác đăng hôm 5/1 của Thời báo Hoàn Cầu có nhấn mạnh, Trung Quốc có năng lực để chống lại sự tấn công của máy bay không người lái, dù vậy cư dân mạng Trung Quốc lo lắng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái có thể vào một ngày nào đó sẽ đe dọa đến Trung Quốc. 

Bài xã luận nói: “Trung Quốc vốn là nước đi đầu trong kinh doanh và phát triển máy bay không người lái”, máy bay không người lái công nghệ cao của Trung Quốc sản xuất đã được trình diễn lần đầu tiên trong cuộc duyệt binh hồi tháng 10 năm ngoái. 

Không thể làm gì hơn

Đối với hành động không kích lần này của quân đội Mỹ, chuyên gia cho biết, ĐCSTQ ngoại trừ phát biểu tuyên bố ra, không có quá nhiều khả năng lựa chọn hành động cụ thể. 

“Ông Trump tấn công một trong các đối tác của ĐCSTQ, nhưng ĐCSTQ không thể làm gì hơn”, ông Chương Gia Đôn nói, “Do đó, như tình hình hiện nay, Tổng thống Mỹ đã nắm lấy một tài sản của Trung Quốc (ĐCSTQ), ông Tập Cận Bình cần ý thức được rằng hiện tại ông không thể làm gì hơn đối với vấn đề này.”

Trí Đạt

Xem thêm: