Hôm thứ Tư (30/12), phát ngôn viên của Đại sứ quán Hoa Kỳ đã xác nhận Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence sẽ không đến Israel với tạp chí The Times of Israel, nhưng không tiết lộ lịch trình chính xác.

Hồi tháng 12, Bộ trưởng Hợp tác khu vực Israel Ofir Akunis, một thành viên của đảng Likud, đã xác nhận chuyến thăm của ông Pence đến Israel.

“Ông Pence đang có kế hoạch đến thăm Israel. Tôi không muốn nêu rõ ngày tháng. Nhiều khả năng trong chuyến đi sẽ có một tuyên bố bình thường hóa với một quốc gia Hồi giáo khác,” Akunis nói với tờ báo vài ngày trước đó.

Trước đó, hãng tin Politico đã trích dẫn một tài liệu của chính phủ, nói rằng ông Mike Pence dự kiến sẽ có các chuyến thăm Israel, Bahrain và Ba Lan, trong đó đến Israel từ ngày 10 đến 13/1. Tuy nhiên, các chuyến đi không được xác nhận từ phía văn phòng Phó Tổng thống hoặc Nhà Trắng. Không rõ liệu ông Pence có đến thăm hai quốc gia còn lại hay không.

Lần cuối cùng Phó Tổng thống Mike Pence đến Israel là vào cuối tháng 1/2020 để tham gia Diễn đàn Diệt chủng Thế giới tại Yad Vashem, nơi mà các chức sắc tụ họp để tưởng nhớ tội ác diệt chủng người Do Thái của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai và đánh dấu 75 năm kể từ khi trại tập trung Auschwitz được giải phóng.

Politico trước đó cũng cho biết, Phó Tổng thống Pence dự kiến ​​sẽ rời Hoa Kỳ vào ngày 6/1, cũng là ngày mà Phiên họp chung của Quốc hội sẽ tiến hành kiểm phiếu của Cử tri đoàn. PTT Pence dự kiến ​​sẽ chủ tọa phiên họp vì ông là Chủ tịch Thượng viện. Phiên họp này luôn là chủ đề được quan tâm thời gian gần đây, trong bối cảnh nghi vấn về gian lận bầu cử trên diện rộng vẫn không ngừng gia tăng. Nhiều dân biểu Hạ viện đã tuyên bố sẽ phản đối kết quả bỏ phiếu Cử tri đoàn nếu ông Biden giành chiến thắng.

Mới đây nhất, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa bang Missouri Josh Hawley hôm thứ Tư (30/12) thông báo rằng ông sẽ phản đối việc chứng nhận kết quả cuộc bỏ phiếu của Cử tri đoàn vào ngày 6/1 tới đây tại Quốc hội. Ông Hawley là Thượng nghị sĩ đầu tiên đưa ra tuyên bố chính thức về việc này.

Ông Hawley viết trong một tuyên bố vào ngày 30/12: “Tôi không thể bỏ phiếu để chứng nhận kết quả cử tri đoàn vào ngày 6/1 mà không nêu ra thực tế là một số tiểu bang, đặc biệt là Pennsylvania, đã không tuân theo luật bầu cử của tiểu bang”. “Và tôi không thể bỏ phiếu để chứng nhận nếu không chỉ ra nỗ lực chưa từng có của các tập đoàn lớn, bao gồm Facebook và Twitter, để can thiệp vào cuộc bầu cử này nhằm ủng hộ Joe Biden.”

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, cả hai phía Hạ viện và Thượng viện đều có đại diện yêu cầu phản đối cuộc bỏ phiếu đại cử tri. Động thái này sẽ kích hoạt một cuộc tranh luận kéo dài 2 giờ để các thành viên của hai viện thảo luận và biểu quyết đối với ý kiến phản đối. Nếu kết quả cho thấy ý kiến phản đối đạt được đa số phiếu ở cả hai viện, khi đó phiếu bầu Cử tri đoàn của tiểu bang bị thách thức sẽ bị vô hiệu.

Với mỗi bang bị phản đối, Quốc hội sẽ có tối đa 2 giờ để thảo luận về các cáo buộc gian lận. Nếu 6 bang chiến trường cùng đồng loạt bị phản đối, thời gian tối đa để thảo luận có thể lên tới tổng cộng 12 giờ.

Phó Tổng thống Mike Pence, với tư cách là Chủ tịch Thượng viện và Chủ tọa Phiên họp chung của Quốc hội vào ngày 6/1/2021, có thể toàn quyền quyết định số phiếu Đại cử tri nào sẽ được kiểm cho một tiểu bang nhất định.

Minh Ngọc

Xem thêm: