“Cơn lốc” nhiệt độ cực cao hiếm thấy đang tấn công châu Âu: ngày 18 và 19/7 có khu vực của nước Anh lần đầu tiên trải qua nhiệt độ cao tới 40°C, tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ít nhất 1.000 người đã thiệt mạng vì nắng nóng, trong khi nhà khí tượng học người Pháp Goulain gọi các khu vực phía tây nam nước Pháp đang đối mặt với “ngày tận thế nhiệt độ”.

Embed from Getty Images

Hình đám cháy rừng ở Tây Ban Nha ngày 18/7. (Nguồn: Pablo Blazquez Dominguez/Getty)

Nhiệt độ cực cao tới 40°C ở Anh

Hôm 15/7, Văn phòng Met của Vương quốc Anh đã đưa ra cảnh báo đỏ về nhiệt độ cao lần đầu tiên trong lịch sử của mình, Cục An toàn và Sức khỏe đã đưa ra cảnh báo “khẩn cấp quốc gia”. Dự kiến ​​vào ngày 18 và 19/7 nước Anh sẽ hứng chịu tình trạng nhiệt độ cực cao, với ước tính 80% khả năng xảy ra, nhiệt độ tối đa đạt mức cao kỷ lục 40°C.

Được biết tình trạng thời tiết nóng này đã được Văn phòng Met của Anh tính toán cách đây 2 năm, theo đó nhiệt độ mùa hè tăng vọt lên 40°C tại mốc thời gian là năm 2050, nhưng giờ đây viễn cảnh này đã xuất hiện sớm hơn 28 năm.

Ở Anh rất ít nhà, trường học và doanh nghiệp nhỏ được trang bị điều hòa nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình hàng ngày tại Anh trong tháng Bảy thường chỉ ở mức tối đa là 21°C và tối thiểu là 12°C.

Chuyên gia Hannah Cloke về khí hậu tại Đại học Reading cho biết, người dân Anh rất khó chống chọi với nhiệt độ cao như vậy vì họ không quen với nhiệt độ cao, còn thiết kế nhà ở của họ cũng không tính đến khí hậu nhiệt độ cao nên hầu như không có lắp đặt điều hòa không khí, phần lớn cơ sở hạ tầng của Anh không được xây dựng để đối phó với nắng nóng.

Các nhà điều hành xe lửa của Anh đề nghị mọi người nếu không thực sự cần thiết thì không đi tàu, do sức nóng có thể làm cong đường ray và cắt điện, gây ra sự chậm trễ nghiêm trọng. Một số cơ sở y tế đã hủy lịch hẹn để dự phòng sức chứa người bệnh do nắng nóng. Một số trường học đã đóng cửa, trong khi một số trường học đã bố trí các hồ bơi lội và máy phun nước để giúp giữ mát cho học sinh.

Hơn 1000 người chết trong đợt nắng nóng ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha

Trong hiện tượng thời tiết bất thường này, ở châu Âu thì điểm đến đầu tiên là Nam Âu hứng chịu nhiệt độ cao hiếm thấy, riêng tại Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã có ít nhất 1000 người thiệt mạng vì nắng nóng cho đến nay. Cùng với cái nóng gay gắt là những đám cháy rừng ở khắp mọi nơi, trong tuần qua hàng ngàn lính cứu hỏa đã chiến đấu với các đám cháy rừng ở châu Âu.

Vào ngày 17/7, Cơ quan Khí tượng Tây Ban Nha đã đưa ra cảnh báo nhiệt độ với nhiệt độ tối đa là 42°C ở Aragón, Navarra và Rioja. Nhiệt độ ở Tây Ban Nha lên tới 45,7°C trong đợt nắng nóng kéo dài gần một tuần.

Tây Ban Nha đang đối mặt với đợt nắng nóng thứ hai kể từ đầu mùa hè với nhiệt độ cao ở nhiều khu vực lên tới 42,8°C; ngày 17/7, hầu hết mọi nơi ở Tây Ban Nha đều phải đối mặt với cảnh báo nhiệt độ cao.

Tại Bồ Đào Nha, vào tối ngày 16/7 Bộ Y tế nước này cho biết tổng cộng 659 người chết vì các đợt nắng nóng trong 7 ngày qua, hầu hết là người cao tuổi; vào ngày 14/7 nhiệt độ cao ở nhiều vùng đã vượt quá 40°C làm khoảng 440 người thiệt mạng, lập đỉnh tử vong hàng tuần, thậm chí vùng Uzbek có nhiệt độ 47°C.

Theo Viện Y tế Carlos III, vào ngày 16/7 Bồ Đào Nha đã chứng kiến ​​360 trường hợp tử vong liên quan đến nắng nóng. Trước đợt nắng nóng mới nhất này Bồ Đào Nha đã bị ảnh hưởng bởi hạn hán khắc nghiệt khiến các nhà chức trách kêu gọi người dân sử dụng lửa một cách thận trọng.

Khoảng 1000 nhân viên cứu hỏa đã cố gắng ngăn chặn 13 vụ cháy rừng trong các khu rừng và vùng nông thôn ở miền trung và miền bắc Bồ Đào Nha thuộc miền nam châu Âu, nơi đám cháy rừng dữ dội nhất xảy ra gần thành phố Chavez miền bắc nước này.

Ở Pháp cũng tương tự. Chiều 17/7 nhà chức trách Pháp cho biết cháy rừng hiện đã lan rộng hơn 11.000 ha ở tây nam Gironde, đã phải sơ tán hơn 14.000 người, hơn 1200 nhân viên cứu hỏa đang cố gắng kiềm chế tình hình.

Pháp cũng ban bố mức báo động đỏ cao nhất cho một số khu vực, kêu gọi người dân cảnh giác cao độ.

Nhà khí tượng học Pháp Gourland cho biết, các khu vực phía tây nam nước Pháp đang phải đối mặt với “ngày tận thế nhiệt”.

Ngoài Nam Âu, còn có cháy rừng ở trung và đông Âu như Hungary, Croatia và đảo Crete ở Hy Lạp cùng nhiều nơi ở Maroc. Miền Bắc nước Ý cũng hứng chịu đợt nắng nóng, đang trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 70 năm.