Với làn sóng dân tuý chống thể chế hiện hành trỗi dậy trên khắp châu Âu, các nhà toàn cầu hoá EU vừa bị dội tiếp một gáo nước lạnh do thất bại của Thủ tướng Ý Matteo Renzi trong cuộc trưng cầu dân ý, dẫn đến việc lãnh đạo thân EU này buộc phải từ chức theo tuyên bố từ trước.

Beppe Grillo, lãnh đạo phong trào dân tuý Năm Sao tại Ý, người có khả năng trở thành thủ tướng tiếp theo

Trong buổi họp báo đêm qua, ông Renzi cho biết ông sẽ chấp nhận kết quả trưng cầu dân ý với tỷ lệ 60% cử tri phản đối các đề xuất cải cách của ông.

Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm cho thất bại này, vì vậy tôi nói rằng đây là thất bại của tôi, không phải của các bạn“, thủ tướng theo đường lối chính trị trung-tả nói với người ủng hộ.

Chúc tất cả chúng ta may mắn”, ông nói trước  Nội các Ý vào chiều thứ Hai 4/12 sau khi nộp đơn từ chức lên tổng thống.

Các lãnh đạo tại trụ sở Brussels của EU cũng trải qua một đêm khó ngủ. Từ sau Brexit đến thất bại Hillary Clinton tại Hoa Kỳ – chính trị gia ủng hộ toàn cầu hoá được nhiều lãnh đạo châu Âu đặt kỳ vọng, khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng dân nhập cư đã đang làm rung chuyển tận cốt lõi nền móng của liên minh châu Âu EU.

Thủ tướng Rezi của Ý là nguyên thủ quốc gia duy nhất còn duy trì tầm nhìn cho một EU vững mạnh tại châu Âu. Bà Angela Merkel đang bận túi bụi với kỳ tranh cử thứ 4 với nhiều khủng hoảng riêng phải giải quyết, trong khi cử tri Pháp thì đang nghiêng về phía Đảng Mặt trận quốc gia với đường lối hoài nghi EU.

Nhưng đến hôm nay, tầm nhìn của ông Renzi đã thất bại. Chính trị gia tự coi mình là nhà cải cách với tuyên bố ổn định chính trị, tái khởi động nền kinh tế Ý đã không được phần lớn cử tri chấp thuận.

Người Ý thức dậy sáng thứ Hai, trong bối cảnh nguy cơ cuộc khủng hoảng ngân hàng, bất ổn chính trị và làn sóng dân tuý trỗi dậy. Khu vực đồng tiền chung euro và cả Liên minh Châu Âu E đối mặt với những biến chuyển không ngờ. Năm 2017 dự đoán sẽ còn bất ổn hơn nữa, châu Âu sẽ chứng kiến những rung chuyển tại Pháp, Đức, Hà Lan, chính tại Ý.

Ông Renzi đã đánh cược sự nghiệp chính trị của mình vào chương trình cải cách hệ thống quyền lực đang gặp khủng hoảng của Ý. Ông muốn tăng quyền cho chính phủ trung ương, rút bớt quyền lực ở Thượng viện.

Những đối thủ của Renzi, ngay cả từ những người trong đảng của ông đã phê phán các biện pháp cải cách này rằng sẽ trao quá nhiều quyền cho thủ tướng. Rõ ràng là cử tri Ý cũng đồng thuận như vậy .

Tuy nhiên kết quả chưng cầu dân ý tại đây còn được coi là thử biểu cho phong trào dân tuý hiện đang nổi lên khắp châu Âu, hơn chỉ là sự từ chối chương trình cải cách đơn thuần của thủ tướng Ý. Phong trào Năm Sao “chống toàn cầu hoá” tại Ý đã chiến thắng. Beppe Grillo, người lãnh đạo phong trào này chỉ trích chính sách mở cửa biên giới đón di dân Hồi giáo từ Trung Đông và châu Phi, cũng như các chính sách kinh tế lệ thuộc EU khiến nền kinh tế trì trệ.

Một số lãnh đạo EU đã có phản ứng với thất bại của ông Renzi, tuy nhiên coi nhẹ tác động của nó đối với tổ chức này so với quả bom tấn Brexit.

Thống đốc Ngân hàng Pháp Francois Villeroy, thành viên lập pháp của Ngân hàng Trung ương Châu Âu phát biểu: “Cuộc trưng cầu dân ý ở Ý ngày hôm qua có thể được coi là một nguồn cơn bất ổn khác. Tuy nhiên, nó không thể so sánh với cuộc trưng cầu dân ý của nước Anh: người Ý bỏ phiếu về vấn đề nội bộ đất nước, chứ không phải về quy chế thành viên lâu năm tại EU”.

Nhưng những lãnh đạo cánh hữu khác tại châu Âu coi sự kiện này như một chiến thắng.

Lãnh đạo đảng Mặt trận quốc gia cực hữu Pháp Marine Le Pen viết trên twitter: “Người dân Ý đã từ bỏ EU và ông Renzi. Chúng ta phải lắng nghe khao khát tự do của các quốc gia này”.

Trọng Đức

Xem thêm: