Theo BBC, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa lệnh cấm khai thác dầu khí tại vùng biển phía bắc trong một động thái được cho để ngăn chặn chính sách đẩy mạnh sản xuất dầu mỏ của người kế nhiệm Donald Trump.

Lệnh của ông Obama sẽ đặt vùng biển Atlantic và biển Bắc Cực mà Mỹ có chủ quyền hoàn toàn nằm ngoài hoạt động cho thuê ngoài khai thác trong tương lai.

Nhà Trắng tuyên bố quyết định này nhằm bảo vệ “nền kinh tế hệ sinh thái mạnh mẽ, ổn định sinh động tại khu vực Bắc Cực”, viện dẫn do bao gồm: những nhu cầu văn hoá của người bản địa, các quan ngại môi trường tính dễ tốn thươngcủa vùng này đối với hoạt động khai thác dầu mỏ.

Quốc gia miền bắc Canada cũng ra tuyên bố tương tự, đặt vùng biển tại Bắc Cực mà họ có chủ quyền khỏi các hoạt động thăm dò thai thác. Tuy nhiên chính phủ Canada sẽ cân nhắc lại lệnh này mỗi 5 năm, trong khi Nhà Trắng khẳng định quyết định của ông Obama có giá trị “vĩnh viễn”.

Quyết định này dựa trên một điều luật ban hành năm 1953, cho phép Tổng thống có quyền cấm vĩnh viễn việc cho thuê tài sản ngoài biển cho tổ chức bên ngoài.

Trong chiến dịch tranh cử, Donald Trump tuyên bố ông sẽ phát triển lại ngành “dầu khí đang bị cấm đoán” ở Mỹ, theo đó tạo ra hàng triệu việc làm và giúp vực dậy nền kinh tế.

Nhóm môi trường Friends of the Earth hoan nghênh quyết định của Tổng thống Obama trong một thông báo: “Chưa một tổng thống nào từng rút lại lệnh cấm vĩnh viễn một vùng biển khỏi hoạt động phát triển dầu khí. Nếu Donald Trump cố gắng đảo ngược lệnh cấm của Tổng thống Obama, ông ta sẽ phải ra toà”.

Những tổ chức dầu khí nhanh chóng phản đối quyết định của ông Obama.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Xăn dầu Độc lập Hoa Kỳ (IPAA) Dan Naatz nói rằng tổ chức này “ cùng thất vọng đối với quyết định vào phút chót của Tổng thống Obama nhằm ngăn chặn hội phát triển kinh tế khoá cửa tiềm năng năng lượng của nước Mỹ đối với những cộng đồng cần nhất”.

Viện Xăng dầu Mỹ nói “không cái gọi lệnh cấm vĩnh viễn”, và hy vọng chính quyền Trump sẽ nhanh chóng đảo ngược nó.

Luật sư Niel Lawrence thuộc Hội đồng bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên nói với AP rằng hậu quả của việc ông Trump đảo ngược quyết định này không đơn giản như thế, vì trong khi đạo luật 1953 nói rằng tổng thống có quyền đưa một vùng biển ra khỏi các kế hoạch cho thuê khai thác, luật này không nói rằng một tổng thống khác có thể đặt nó lại.

Nếu ông Trump thực sự huỷ quyết định của Obama, việc này sẽ khiến các nhóm môi trường đệ đơn kiện ông ra toà. Nhưng nếu ông không trực tiếp làm việc này thì Quốc hội Hoa Kỳ cũng có quyền can thiệp.

Theo BBC, rất ít hoạt động khai thác dầu khí đang được thực hiện tại khu vực Bắc Cực vì chi phí đắt đỏ và khó tiếp cận những vùng khác.

Trọng Đức

Xem thêm: