Hôm 1/9, Trung Quốc khai giảng Trường Vĩnh Hưng thành phố Tam Sa, xây dựng trên hòn đảo có tên quốc tế là Woody Island, thuộc quần đảo Hoàng Sa.

sansha-school-e1472799940612

Hòn đảo này Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Phú Lâm.

Như một động thái tiếp tục khẳng định của quyền trên biển Đông, truyền thông Trung Quốc thông báo trường học cực nam của họ đã được khai giảng tại đảo ‘Vĩnh Hưng, huyện Tam sa’, với học sinh và thầy cô tổng cộng 29 người.

Hòn đảo mà Việt Nam gọi là Phú Lâm này là đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, bị quân Trung Quốc đánh chiếm sau trận hải chiến với Việt Nam vào tháng Giêng năm 1974.

Hãng tin mạng Quarzt của Mỹ nhận định việc mở trường học tại hòn đảo được Bắc Kinh đặt vào phạm vi hành chính thuộc tỉnh Hải Nam là một động thái mới nhất nhằm thách thức phán quyết của Toà Trọng Tài Quốc Tế hồi tháng 7. Theo các phán quyết này thì đảo Phú Lâm không thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

Bắc Kinh đã đầu tư 5,4 triệu USD để xây ngôi trường rộng 4.000 mét vuông này, bổ nhiệm 8 giáo viên để dạy cho 21 học sinh đều trong độ tuổi tiểu học và dưới tiểu học, là con của giáo viên và binh sĩ trấn đóng.

Bài học đầu tiên trong ngày khai giảng được kênh truyền thông nhà nước CCTV truyền hình trực tiếp. Nội dung bài học tập trung vào địa chính trị, chủ quyền của Trung Quốc tại Nam Hải. Giáo viên yêu cầu các em nhỏ lặp lại câu “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và vùng biển xung quanh”.

screen-shot-2016-09-02-at-11-42-56

Trên truyền thông xã hội, dư luận Trung Quốc đưa ra phản ứng trái chiều về động thái lập trường học tại Hoàng Sa. Một số người a dua, khen ngợi rằng đây là sự thể hiện của sức mạnh quốc gia. “Trung Quốc đã hùng mạnh và đang phô trương sức mạnh”.

Trái lại, một số khác chỉ trích hành động lợi dụng trẻ con vào mục tiêu chính trị: “Vì sao lại cho xây trường ở nơi đang có tranh chấp chủ quyền? Làm việc này để phục vụ ai? Tại sao sử dụng học sinh như những quân cờ chính trị?”.

Ngoài Việt Nam, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông, thường gọi là đường lưỡi bò, còn chồng lấn lên một số vùng đặc quyền kinh tế của một số quốc gia láng giềng khác. Vào 12/7/2016 Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague, Hà Lan ra phán quyết rằng những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.

Trọng Đức