Tại biên giới Trung Quốc-Ấn Độ, ngày 7/9 quân đồn trú của Ấn Độ đã lần đầu tiên kể từ năm 1975 bắn cảnh cáo binh lính tuần tra của quân Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

bien gioi trung an quan doi an do shutterstock 1758061430
Quân đội Ấn Độ tiến đến biên giới Trung-Ấn vào ngày 17/6/2020 (Ảnh: Sajadhameed / Shutterstock).

Người phát ngôn quân đội Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố rằng đây là một hành động khiêu khích quân sự nghiêm trọng; truyền thông Ấn Độ dẫn các nguồn tin quân sự nói rằng các phát súng cảnh cáo được bắn lần này chủ yếu để tránh một lần nữa lại nổ ra xung đột đẫm máu như ở Thung lũng Galvan.

Cuộc đụng độ đẫm máu ở Thung lũng Galvan giữa quân lính Ấn Độ và Trung Quốc diễn ra hôm 15/6 được cho là sự leo thang căng thẳng nghiêm trọng nhất tại biên giới Trung-Ấn, làm ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng, mặc dù cho đến nay Trung Quốc chưa công bố số lượng binh sĩ thiệt mạng. Trong cuộc xung đột này, không bên nào nổ súng.

Ấn Độ Bắn súng cảnh cáo, Trung Quốc cáo buộc khiêu khích quân sự nghiêm trọng

Cuối ngày 7/9, quân Trung Quốc đưa ra tuyên bố cáo buộc vào ngày 7/9 quân đội Ấn Độ đã vượt qua khu vực núi Thần Bào (Shenpao) trên bờ nam của hồ Bangong (hay Pangong Tso) ở phần phía tây của biên giới Trung-Ấn.

Trong tuyên bố, phía Trung Quốc nêu rõ rằng quân đội Ấn Độ đã “nã đạn đe dọa” đội tuần tra của quân Trung Quốc đến đàm phán, khiến phía Trung Quốc vào thời điểm đó phải có các biện pháp đối phó để ổn định tình hình. Tuyên bố cũng cho rằng hành động của phía Ấn Độ là hành động khiêu khích quân sự nghiêm trọng.

Kể từ năm 1975 đã không có bất kỳ phát súng nào dọc theo đường Kiểm soát Thực tế Trung Quốc-Ấn Độ (LAC).

Cho đến nay, giới chức Ấn Độ chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào. Theo tờ “Ấn Độ Ngày Nay” (India Today) thì nguồn tin từ nhà chức trách Ấn Độ xác nhận một vụ nổ súng đã xảy ra tại biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Kể từ ngày 29/8, tình hình biên giới Trung-Ấn một lần nữa trở nên khá căng thẳng. Bộ Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố rằng vào ngày 29/8 quân đội Trung Quốc đã thực hiện “hành động khiêu khích” tại biên giới, nhằm thay đổi hiện trạng ở bờ phía nam của hồ Pangong, hành động này buộc Ấn Độ phải có hành động phủ đầu. Sau đó phía Ấn Độ đã chiếm cứ vài khu cứ điểm quan trọng tại Chushul.

Theo Thời báo Ấn  Độ (Times of India), trong một tuyên bố vào ngày 7/9 phía Trung Quốc đã ám chỉ tình trạng bế tắc ở khu vực biên giới phía nam hồ Pangong vẫn đang tiếp diễn. Dự kiến, tại Moscow (Nga) vào ngày 10/9 ngoại trưởng Trung Quốc và Ấn Độ sẽ gặp nhau trong cuộc họp các Ngoại trưởng khi tham dự Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Tuần trước, bộ trưởng quốc phòng hai nước đã gặp nhau trong cuộc họp cấp bộ trưởng quốc phòng, nhưng cuộc đàm phán không đạt được tiến triển.

Truyền thông Ấn Độ: Để tránh thảm kịch ở Thung lũng Galvan tái diễn

Truyền thông Ấn Độ dẫn bản tin độc quyền của “Bảo vệ Ấn Độ” (Guarding India) cho biết hôm thứ Hai (7/9) quân đội Ấn Độ đã giành lại quyền kiểm soát núi Shenpao gần bờ nam của hồ Pangong.

Nguồn tin chỉ ra rằng vụ nổ súng ở biên giới Trung-Ấn diễn ra vào ngày 6/9 (theo thời gian địa phương), khi đó quân phía Trung Quốc đang cầm vũ khí thô sơ và tiến về phía đồn trú của quân Ấn Độ trong thung lũng hẹp gần làng Chusule và thung lũng Spanggur.

Theo đánh giá của phía Ấn Độ, có thể binh lính Trung Quốc cố gắng phát động một vụ việc khác tương tự như ở Thung lũng Galvan. Sau khi hiểu ý đồ của Trung Quốc, quân đội Ấn Độ đã cảnh báo rõ ràng rằng các binh sĩ Trung Quốc phải ngay lập tức quay trở lại. Khi đó quân đồn trú của Ấn Độ chỉ có khoảng 30 – 40 người, trong khi số lượng binh lính Trung Quốc là 200 người.

Nhưng quân Trung Quốc vẫn tiếp tục tiến lên bất chấp cảnh báo. Để tránh tái diễn các cuộc xung đột đẫm máu như giữa tháng Sáu nên binh sĩ Ấn Độ đã chọn cách bắn cảnh cáo.

Theo các nguồn tin, việc Ấn Độ nổ súng lần này là để tránh sự khiêu khích của Trung Quốc, đồng thời để bên kia hiểu rằng quân đội Ấn Độ sẽ không bao giờ để tái diễn thảm kịch như ở Thung lũng Galvan.

Y Bình

Xem thêm: