Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến hết ngày 16/4, thế giới ghi nhận thêm khoảng 555.000 ca mắc COVID-19 mới và 1.500 trường hợp tử vong chỉ trong vòng 24 giờ, qua đó nâng tổng số người nhiễm bệnh từ đầu dịch lên khoảng 445.417.931 ca, trong đó có khoảng 5.664.087 người thiệt mạng.

COVID-19
(Ảnh minh họa: Robert Way/Shutterstock)

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Pháp (111.583 ca), Hàn Quốc (107.916 ca), Ý (63.815 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Hàn Quốc (273 ca), Nga (240 ca) và Ý (133 ca).

Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 82,3 triệu ca mắc COVID-19 và trên 1,01 triệu ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 43 triệu ca mắc và trên 521.000 ca tử vong. Đứng thứ 3 là Brazil với trên 30 triệu ca mắc và trên 661.000 ca tử vong.

So với tuần trước, số ca mới mắc COVID-19 toàn cầu đã giảm 22%, trong đó châu Á ghi nhận con số giảm mạnh nhất 28%, tiếp sau là châu Âu 21%, châu Phi 19%.

Trung Quốc phong tỏa nhiều địa phương để phòng dịch COVID-19

Ngày 16/4, một số địa phương ở Trung Quốc bắt đầu áp dụng các biện pháp phong tỏa mới để ngăn chặn dịch COVID-19.

Cụ thể, khu công nghiệp Sân bay Trịnh Châu ở tỉnh Hà Nam, nơi có nhiều cơ sở sản xuất của các công ty lớn như Foxconn, thông báo lệnh phong tỏa 14 ngày từ ngày 15/4 và biện pháp này sẽ được điều chỉnh tùy theo tình hình dịch bệnh. Theo đó, chỉ những nhân viên có giấy thông hành đúng quy định, mã số y tế hợp lệ và chứng nhận âm tính với virus mới có thể rời khu công nghiệp trong thời gian áp dụng lệnh phong tỏa. Chia sẻ trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, giới chức khu công nghiệp trên cho biết một số phương tiện giao thông phục vụ công việc cũng được phép hoạt động bình thường.

Trong khi đó, thành phố Tây An ở Tây Bắc Trung Quốc cũng thông báo tạm thời áp lệnh phong tỏa từng phần sau khi ghi nhận hàng chục ca mắc mới COVID-19 trong tháng này.

Các biện pháp hạn chế mới được cho là sẽ tiếp tục gây thêm gián đoạn đối với chuỗi cung ứng khi các hoạt động giao hàng của các công ty tại những địa phương phong tỏa sẽ bị trì hoãn. Nhiều nhà kinh tế cũng lo ngại các biện pháp hạn chế sẽ ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay. Hãng sản xuất ô tô Xpeng của Trung Quốc cho rằng nhiều công ty có thể sẽ phải tạm dừng sản xuất trong tháng tới nếu các nhà cung cấp ở Thượng Hải và các vùng lân cận không được hoạt động trở lại.

Trung tâm tài chính Thượng Hải hiện là tâm dịch của đợt bùng phát mới tại Trung Quốc. Ngày 16/4, thành phố này thông báo ghi nhận 3.590 ca mắc mới có triệu chứng và 19.923 ca mắc mới không có triệu chứng. Dù hầu hết người dân tại thành phố đang thực hiện lệnh phong tỏa, nhưng số ca mắc mới tại đây vẫn chiếm phần lớn tổng số ca mắc mới ghi nhận trên cả nước.

Sáng 16/4, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc thông báo ghi nhận 3.896 ca mắc mới có triệu chứng tại Trung Quốc đại lục trong ngày 15/4, trong đó 3.867 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Ngoài ra có 20.894 ca mắc mới không có triệu chứng, trong đó 20.813 ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Holdings Inc. của Nhật Bản, có khoảng 373 triệu người ở 45 thành phố tại Trung Quốc đang tuân thủ lệnh phong tỏa của chính quyền địa phương, tương đương 26,4% dân số nước này.

Biến thể Omicron chiếm 100% các ca mắc COVID-19 mới tại Ý

Bộ Y tế và Viện Y tế quốc gia Ý (ISS) cho biết biến thể Omicron hiện chiếm 100% các ca mắc mới COVID-19 tại nước này, trong đó dòng phụ BA.2 chiếm đa số. Số liệu trên được đưa ra sau khi Bộ Y tế Ý va ISS thực hiện cuộc khảo sát nhanh với các phòng thí nghiệm vùng và Quỹ Fondazione Bruno Kessler.

Trước đó, nhà di truyền học và điều phối viên lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của trường đại học Naples, Massimo Zollo cho biết biến thể phụ mới của Omicron BA.2.3 hiện chiếm khoảng 20% số ca mắc mới COVID-19 tại Ý. Theo ông Zollo, biến thể BA.2.3 có nguồn gốc từ biến thể phụ BA.2, nhưng có nhiều đột biến hơn. Ông cho biết thêm kể từ ngày 1/3, Ý đã cung cấp khoảng 10.000 mẫu virus corona cho ngân hàng dữ liệu bản đồ COVID-19 quốc tế.

Trong một diễn biến khác liên quan, tổ chức y tế độc lập GIMBE của Ý cùng ngày cho biết tình trạng lây lan COVID-19 đang giảm dần tại nước này với số ca mắc mới trong tuần 6-12/4 giảm 6,5% so với tuần trước đó. Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 cũng giảm 11,4%, trong khi số bệnh nhân COVID-19 phải cấp cứu giảm 1,7% và số người phải nhập viện giảm 0,4%.

Phát biểu với báo giới, Chủ tịch GIMBE Nino Cartabellotta cho hay các số liệu cho thấy đại dịch COVID-19 đang trong giai đoạn giảm ổn định tại Ý, tuy nhiên mức độ lây lan vẫn còn cao với khoảng 60.000 ca mắc mới mỗi ngày và khoảng 1,2 triệu người dương tính với virus corona. Theo ông Cartabellotta, để phòng ngừa dịch bệnh, người dân vẫn cần tránh tụ tập đông người và sử dụng khẩu trang khi ở trong không gian kín.

Hàn Quốc ghi nhận tổng số ca mắc mới trong 1 tuần giảm

Tổng ca mắc mới trong 1 tuần ở Hàn Quốc đã giảm 30% so với tuần trước đó. Ngày 16/4, Hàn Quốc ghi nhận 107.916 ca nhiễm mới, giảm mạnh so với đỉnh dịch ghi nhận hơn 620.000 ca/ngày hôm 17/3.

Theo kế hoạch, từ đầu tuần tới, Hàn Quốc sẽ gỡ bỏ tất cả các quy định về giãn cách xã hội, trừ quy định đeo khẩu trang, đánh dấu kết thúc hơn 2 năm áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt phòng dịch COVID-19.

Phan Anh (tổng hợp)

Bí ẩn Hội chứng Stockholm