Thượng nghị sĩ Josh Hawley (Đảng Cộng hòa, bang Missouri) tuần trước loan báo rằng ông sẽ giới thiệu một dự luật yêu cầu các trường học đang nhận tiền của liên bang phải dạy trẻ em “sự thật cơ bản” về nước Mỹ vốn đã được ghi rõ trong các văn kiện lập quốc.

Embed from Getty Images

Trao đổi với Fox News hôm thứ Năm (22/7), TNS Hawley đã nói dự luật của ông với tên gọi chính thức “Đạo luật Yêu nước Mỹ” sẽ đấu tranh với “những tin tức sai lệch mà Cánh tả đang lan truyền” cho rằng Mỹ là quốc gia xấu xa và phân biệt chủng tộc có hệ thống.

[Tuyên truyền của Cánh tả] là không đúng. [Mỹ] là quốc gia vĩ đại. Chúng ta là đất nước của những người giải phóng”, ông Hawley nói với người dẫn chương trình Tucker Carlson của Fox News. “Đã đến lúc phải khẳng định điều đó và phải dạy trẻ em của chúng ta rằng chúng ta là ai, chúng là ai, và đó là lý do tại sao dự luật của tôi tuyên bố, ‘Hãy chú ý: Nếu một học khu nhận tiền liên bang, thì quý vị phải dạy sự thật cơ bản về đất nước này – Hiến pháp, Tuyên ngôn Nhân quyền, Tuyên ngôn Độc lập, Lời Tuyên thệ Trung thành”.

Đây là những thứ, những văn kiện thể hiện những lý tưởng đoàn kết người Mỹ chúng ta”, Thượng nghị sĩ đại diện cho tiểu bang Missouri nói tiếp. “Quý vị phải thay thế những lời dối trá bằng sự thật, và đó là những gì tôi đang nỗ lực làm”.

Ý tưởng cho rằng nước Mỹ là quốc gia phân biệt chủng tộc có hệ thống đang được thúc đẩy trong thuyết chủng tộc phê phán (CRT), một lý tưởng nửa-Marxist trong đó lý giải về xã hội bằng lăng kính của cuộc đấu tranh giữa người da trắng – “giai cấp bóc lột” và người không phải da trắng – “giai cấp bị bóc lột”.

Những người thuyết giảng thuyết chủng tộc phê phán nhìn nhận chủ nghĩa phân biệt chủng tộc cố hữu trong các nền tảng của xã hội phương Tây, chẳng hạn như lý luận pháp lý, chủ nghĩa duy lý Khai sáng và luật hiến pháp. Họ nỗ lực chuyển dịch một cách cơ bản những xã hội này để chấm dứt điều mà họ tuyên bố là sự áp bức chủng tộc.

Các nhà chính trị cánh tả cấp tiến, các nhà hoạt động và các nghiệp đoàn giáo viên lớn tại Mỹ đang nỗ lực đưa thuyết chủng tộc phê phán vào chương trình giảng dạy tại các trường học Mỹ.

Sau khi phải đối mặt với sự phản ứng dữ dội của các bậc cha mẹ và các chính quyền tiểu bang, những người đề xướng và ủng hộ thuyết chủng tộc phê phán bây giờ đồng thời vừa tuyên bố rằng CRT sẽ không được giảng dạy trong hệ thống trường học phổ thông K-12, vừa bảo vệ sự hiện diện của lý thuyết này trong các lớp học.

Đầu tuần này, Dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez (Đảng Dân chủ, bang New York), đã lặp lại quan điểm nêu trên, nói rằng mặc dù CRT chỉ được dạy trong một số trường luật, nhưng giáo viên nên trang bị kiến thức về CRT và cần trở nên “thành thục cách xóa bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc”.

Dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez, một gương mặt nổi bật của phe cánh tả cấp tiến cực đoan trong Đảng Dân chủ, đã nói trong cuộc phỏng vấn trên CNN rằng các giáo viên cần phải “thành thục về chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc” để họ có thể dạy trẻ em tránh xa định kiến chủng tộc. Dân biểu đại diện cho tiểu bang New York cho rằng định kiến phân biệt chủng tộc đã tích tụ trong người dân Mỹ từ sơ sinh.

Vậy nên giáo viên của bọn trẻ của quý vị cần phải là những người chống phân biệt chủng tộc và phải thực sự thành thục cách xóa bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và những động lực của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong lớp học. Đó là điều mà các giáo viên nên biết để làm và đó là điều mà Đảng Cộng hòa đang nỗ lực cấm đoán. Đảng Cộng hòa đang nỗ lực cấm chúng ta hiểu biết về lịch sử của chính chúng ta”, bà Alexandria Ocasio-Cortez nói.

Trong khi đó, những người phản đối thuyết chủng tộc phê phán cho rằng việc giáo viên dạy thuyết này trong các trường học sẽ càng làm gia tăng sự chia rẽ về chủng tộc tại Mỹ.

Jonathan Butcher, học giả về Giáo dục tại Quỹ Di sản đã từng nói với The Epoch Times rằng: “[Quý vị có thể gọi lý thuyết đó là] thuyết chủng tộc phê phán, gọi nó là nghị trình thức tỉnh, gọi nó là tư tưởng cánh tả mới. Nhưng hễ lý tưởng mà khuyến khích chúng ta nên đối xử với mọi người một cách khác biệt dựa theo màu da của họ, thì đó là lý tưởng nên bị cho vào thùng rác của lịch sử”.

Xuân Thành (Theo The Epoch Times)

Xem thêm: